[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) ngày càng trở thành xu hướng tất yếu trên toàn thế giới vì những lợi ích của nó đem lại vượt xa so với nông nghiệp truyền thống. Đây là con đường giúp giải quyết không chỉ nạn đói, tình trạng suy dinh dưỡng mà còn giúp giải quyết hàng loạt thách thức khác mà loài người đang đối mặt như: biến đổi khí hậu, dịch bệnh, sử dụng nguồn nước, sản xuất và tiêu dùng không bền vững…Nông nghiệp hữu cơ không chỉ chú trọng tới việc tạo ra sản phẩm có chất lượng cao mà còn đảm bảo các mối quan hệ công bằng giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, với môi trường sinh thái, với vật nuôi và các mối quan hệ khác.
Chăn nuôi lợn hữu cơ tại HTX Trường Thành (Bắc Giang)
Thành tựu của nông nghiệp hữu cơ toàn cầu và Việt Nam đến năm 2020
Dữ liệu toàn cầu mới nhất về nông nghiệp hữu cơ trên toàn thế giới vừa được Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Hữu cơ (FiBL) và Tổ chức hữu cơ toàn cầu IFOAM (International Federation of Organic Agriculture Movements) công bố cho thấy đến hết năm 2020 lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ đã đạt được kết quả to lớn, thể hiện ở các mặt sau:
Số quốc gia được công nhận có nền nông nghiệp hữu cơ tăng dần: Tính đến năm 2020 có 186/204 quốc gia và vùng lãnh thổ được IFOAM công nhận là có một bộ phận nhất địnhnền nông nghiệp được sản xuất theo hướnghữu cơ. Việt Nam là một trong số 100 nước đầu tiên được quốc tế công nhận là nước có sản xuất NNHC từ năm 1985.
Thị trường sản phẩm hữu cơ toàn cầu tiếp tục tăng trưởng với mức 11,8%/năm, với tổng giá trị ước đạt 118 tỷ USD, trong đó phần lớn là sản phẩm trồng trọt hữu cơ (91,5%), thị trường chăn nuôi hữu cơ còn ở mức khiêm tốn (3,4 %). Hoa Kỳ là thị trường dẫn đầu với 40,6 tỷ euro, tiếp theo là Đức (10,9 tỷ euro) và Pháp (9,1 tỷ euro). Trong năm 2018, nhiều thị trường lớn tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng nhanh như Pháp tăng hơn 15%. Tổng thị trường sản phẩm hữu cơ của Việt Nam đạt gần 400 triệu USD, đứng thứ 59 thế giới. Nhu cầu thực phẩm hữu cơ của các nước cũng có xu hướng tăng dần, trong đó các nước Bắc Âu tăng cao nhất (Đan Mạch, Thụy Sĩ 312 Euro trên đầu người vào năm 2018
Xuất nhập khẩu sản phẩm hữu cơ (SPHC) tăng trưởng ngoạn mục: Nhập khẩu nhiều là châu Âu (3,3 triệu tấn/năm) chiếm 24,4% toàn thế giới, tiếp theo là Mỹ. Trung quốc xuất khẩu SPHC lớn nhất trên 450.000 tấn, chiếm 12,7%, tiếp theo là Ecuado, Ukraine, Dominica, Thổ nhĩ kỳ. Việt nam có 60 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sản phẩm hữu cơ với kim ngạch khoảng 335 triệu USD/năm, sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam đã xuất khẩu đi 180 nước trên thế giới.
Đất sản xuất hữu cơ: Tổng diện tích đất hữu cơ toàn thế giới năm 2020 đạt 76,6 triệu ha, chiếm 1,7% diện tích đất nông nghiệp. Nước có diện tích đất hữu cơ lớn nhất là Úc (35,7 triệu ha), tiếp theo là Argentina (3,4 triệu ha) và Trung Quốc (3.05 triệu ha). Việt Nam xếp thứ 32 thế giới 237 ngàn ha về đất hữu cơ (chiếm khoảng 1,1% tổng diện tích đất nông nghiệp), thứ 2 Đông Nam Á sau Indonesia. Phần lớn đất hữu cơ được sử dụng cho trồng trọt hữu cơ (92%), đất sử dụng cho chăn nuôi và thủy sản hữu cơ chiếm tỷ lệ thấp (7,5 %). Tỷ lệ tăng trưởng đất hữu cơ toàn thế giới giai đoạn 2015-2020 ước đạt 3,05 % (dữ liệu từ 186 quốc gia). Việt Nam là một trong bốn nước dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng đất hữu cơ, năm 2016 Việt Nam mới chỉ có 53,4 ngàn ha, đến năm 2020 đã đạt 237 ngàn ha, tăng hơn 4 lần so với năm 2016.
Số lượng đơn vị, cá nhân tham gia NNHC: Toàn thế giới có 3,1 triệu người tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ, trong đó châu Á chiếm 47%, châu Phi 28%, châu Âu 8%… Ấn Độ tiếp tục là quốc gia có số lượng người cao nhất 1, 16 triệu người, tiếp theo là Uganda 210 ngàn và Ethiopia 204.000 người, Philippin 166.000 người. Tại Việt Nam theo số liệu của Bộ NN&PTNN cho thấy, cả nước có trên 200 hợp tác xã, 97 doanh nghiệp tham gia sản xuất NNHC, thu hút khoảng 25.000 lao động. Ngoài ra có 168 nông dân tự sản xuất theo hướng hữu cơ. Hiện có 40 tỉnh thành có trồng trọt hữu cơ với các cây trồng chủ yếu cây ăn quả, rau, chè… 15 tỉnh có chăn nuôi lợn hữu với quy mô 75.000 con, 9 tỉnh có chăn nuôi gà hữu cơ với quy mô trên 500 ngàn con, 4 tỉnh có chăn nuôi bò hữu cơ với khoảng gần 5.000 con.
Thuận lợi, khó khăn của nông nghiêp hữu cơ Việt Nam
Thuận lợi
Là nước nông nghiệp truyền thống, Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển NNHC, đó là:
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều nên việc sản xuất ra các loại sinh khối phục vụ cho sản xuất NNHC được thực hiện khá nhanh, các chu trình chuyển hóa vật chất diễn ra với tốc độ cao, các chất hữu cơ cao phân tử sau một thời gian xử lý nhanh chóng trở thành các chất khoáng đơn giản cung cấp cho cây trồng hữu cơ.
Diện tích đất tự nhiênphần lớn canh tác quảng canh, chưa bị ảnh hưởng của ô nhiễm hoá chất, khá lớn rất thuận lợi khi chuyển sang sản xuất hữu cơ cho tất cả các lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.
Lĩnh vực công nghệ sinh học đã phát triển mạnh trong vài năm gần đây, hỗ trợ tích cực cho NNHC như sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, các chế phẩm xử lý môi trường đất, nước và nhiều chế chế phẩm vi sinh, thuốc thảo mộc có thể thay thế thuốc hoá học trong bảo vệ thực vật.
Trên 65% nguồn lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, có nhiều kinh nghiệm, sáng tạo trong sản xuất NN là lợi thế lớn, phù hợp vớí sản xuất theo phương pháp hữu cơ vốn đòi hỏi nhiều công lao động thủ công.
Mức sống của người dân tăng nên làm thay đổi nhận thức của người tiêu dùng trong nước về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ ngày càng cao nên nhu cầu về sản phẩm hữu cơ tăng dần.
Nhà nước ủng hộ và thúc đẩy phát triển NNHC, đã ban hành nhiều văn bản liên quan như Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành bộ tiêu chuẩn TCVN 11041 năm 2017 nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất nông nghiệp hữu cơ để tăng chất lượng sản phẩm nông nghiệp, hàng hóa lưu thông trong nước và xuất khẩu. Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2018/NĐ-CP về Nông nghiệp hữu cơ, trong đó có nhiều cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất sản phẩm hữu cơ.
Khó khăn, thách thức
Việt Nam là nước nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm quanh năm tạo điều kiện cho sâu hại, dịch bệnh phát triển, vì vậy một số phương pháp phòng trừ dịch bệnh theo phương pháp hữu cơ có lúc chưa hiệu quả.
Phần lớn các hộ nông dân sản xuất với quy mô nhỏ, manh mún (Việt Nam có 8,6 triệu hộ nông dân với gần 70 triệu mảnh ruộng nhỏ với các chủ sở hữu khác nhau) đây là một trong những khó khănlớn khi vận động nông dân cùng tham gia tổ chức sản xuất theo hướng hữu cơ.
Nhận thức, tính tự giác của nông dân khi tham gia NNHC còn hạn chế,một số trường hợp vì lợi ích trước mắt đã thiếu trung thực dẫn tới làm mất lòng tin của người tiêu dùng ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ chung của cả nước.
Năng suất của NNHC thấp hơn sản xuất truyền thống, mặt khác đòi hỏi nhiều công lao động nên giá thành sản phẩm từ NNHC thường cao gấp 2-3 lần bình thường, ngoài ra phần lớn các sản phẩm hữu cơ có hình thức, mẫu mã không đẹpnên giá bán không tăng tương ứng.
Mức sống và nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam còn thấp, đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi dẫn tới nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hữu cơ ở khu vực này thường thấp ảnh hưởng tới tổng cầu sản phẩm hữu cơ nội địa
Khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn để sản xuất NNHC. Mặc dù Chính Phủ đã ban hành một số chính sách ưu tiên cho NNHC, tuy nhiên việctiếp cận nguồn tín dụng cũng như nguồn vốn chính sách gặp rất nhiều khó khăn do thủ tục rườm rà, tiêu chí cho vay khắt khe.
Mục tiêu phát triển nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam
Thực hiện Nghị định số 109/2018/NĐ-CP của Chính phủ về Nông nghiệp hữu cơ, Bộ Nông nghiệp và PTNN đã triển khai Đề án “Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030” với mục tiêu là đến năm 2030 đưaViệt Nam nằm trong top 15 của thế giới về nông nghiệp hữu cơ.
Một số chỉ tiêu cụ thể như sau:
Tăng tỷ lệ diện tích đất sản xuất hữu cơ so với tổng diện tích đất nông nghiệp từ 1,1% hiện nay lên 1,5 – 3% vào năm 2025 và đạt 7-10% vào năm 2030, riêng đối với các cây dược liệu, hương liệu và các sản phẩm từ thiên nhiên, diện tích hữu cơ đạt khoảng 40 – 50%.
Đối với ngành chăn nuôi, thủy sản: Tăng tỷ lệ sản phẩm hữu cơ ngành chăn nuôi từ 1 – 2% như hiện nay lên 5 – 10% vào năm 2030, riêng đối với ong và sản phẩm từ ong tỷ lệ sản phẩm hữu cơ đạt 40 – 50%. Tăng tỷ lệ diện tích nuôi trồng thủy sản hữu cơ từ 1% như hiện nay lênkhoảng 2 – 3% vào năm 2025 (tương đương 60.000 ha) và đạt 7 – 8% vào năm 2030 (tương đương 100.000 ha), trong đó dặc biệt ưu tiên các loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế như: tôm nước lợ, tôm càng xanh, các loài thủy sản bản địa…
Phấn đấu tăng năng xuất cây trồng và vật nuôi hữu cơ đạt 70 – 80% so với sản xuất truyền thống như hiện nay lên mức 95-100% vào năm 2030.
GS.TS Nguyễn Duy Hoan
Đại học Thái Nguyên
Tài liệu tham khảo
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2020) Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030.
2. FAO (2020) The World of Organic Agriculture – Statistics and Emerging Trends - FiBL & IFOAM (2020) The world of organic agriculture – ARC2020
- FiBL (2020) The World of Organic Agriculture 2020- Statistics and Emerging Trends
- chăn nuôi hữu cơ li>
- nông nghiệp hữu cơ li>
- chăn nuôi lợn hướng hữu cơ li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất