[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Về giá heo hơi trong 6 tháng cuối năm 2020, đại diện Vissan cho rằng giá vẫn còn ở mức cao, có những lúc ở Việt Nam tăng lên khoảng 100.000 đồng/kg, người chăn nuôi vẫn còn e dè trong việc tái đàn nên năm 2021 vẫn còn cao và đến 2022 sẽ xuống ổn định trở lại.
Một cửa hàng bán thực phẩm tươi sống của Vissan
Đó là thông tin được đại diện Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (Vissan – mã VSN) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 tại TP.HCM ngày 18/6/2020 vừa qua.
Theo đó, Vissan là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu ngành thực phẩm của cả nước và đặt mục tiêu xây dựng, hoàn thiện chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn bền vững Feed – Farm – Food (từ trang trại tới bàn ăn), cung cấp sản phẩm chất lượng cao, dinh dưỡng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho cộng đồng.
Theo đó, công ty có kế hoạch đầu tư 1.587 tỷ đồng cho dự án “Di dời và đổi mới công nghệ nhà máy giết mổ gia súc và chế biến thực phẩm Vissan”, gồm 2 công trình bao gồm: văn phòng điều hành kinh doanh của Vissan và các kho trung chuyển tại khu công nghiệp Tân Tạo, TP.Hồ Chí Minh, cùng với cụm công nghiệp chế biến thực phẩm Vissan tại tỉnh Long An. Dự án sẽ đi vào sản xuất đầu năm 2024. Nguồn vốn gồm 30% là vốn chủ sở hữu và 70% vốn vay.
Do vậy, kế hoạch kinh doanh năm 2020 của Vissan sẽ không chia cổ tức để tăng năng lực tài chính thực hiện dự án di dời và đổi mới công nghệ nhà máy giết mổ gia súc và chế biến thực phẩm.
Cụ thể, tổng doanh thu dự kiến 5.580 tỷ đồng, tăng 12% so với thực hiện năm 2019 trong khi lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 180 tỷ đồng, giảm 20% so với kết quả của năm 2019.
Theo Vissan, lợi nhuận năm nay giảm do giá nguyên liệu heo hơi sẽ duy trì ở mức cao trong năm 2020, sau đó giảm dần ở năm 2021 và đi vào ổn định từ năm 2022 do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi. Còn giá các nguyên vật liệu sản xuất khác tương đối ổn định, dồi dào do Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại quốc tế.
Trả lời cổ đông về việc cạnh tranh với Massan (cổ đông của Vissan) trong sản phẩm thịt mát, ông Nguyễn Phúc Khoa, Chủ tịch HĐQT Vissan cho biết, theo nghiên cứu thị trường của Masan, quy mô thị trường thịt mát tươi sống của Việt Nam vào khoảng 10 tỷ USD (khoảng 235.000 tỷ đồng). Tuy nhiên, dịch tả lợn Châu Phi cùng với giá thịt heo tăng cao khiến nhu cầu mua thịt theo giảm đã làm quy mô thị trường còn một nửa (khoảng 117.000 tỷ đồng).
Đối với Vissan, doanh thu riêng mảng thịt tươi sống năm 2019 là 2.500 tỷ đồng, còn của Masan là 2.000 tỷ đồng, tính chung cả 2 đơn vị là 4.500 tỷ đồng. Đây là con số rất nhỏ so với quy mô thị trường 117.000 tỷ đồng. Trong khi đó, Vissan chủ yếu phân phối thịt tươi sống qua kênh hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện lợi…), kênh truyền thống (chợ) rất ít, còn Masan khai thác ở kênh truyền thống, và thị trường còn rất rộng, không có lý do gì để Vissan và Masan cạnh tranh với nhau.
Về giá heo hơi trong 6 tháng cuối năm 2020, đại diện Vissan cho rằng giá vẫn còn ở mức cao, có những lúc ở Việt Nam tăng lên khoảng 100.000 đồng/kg, người chăn nuôi vẫn còn e dè trong việc tái đàn nên năm 2021 vẫn còn cao và đến 2022 sẽ xuống ổn định trở lại.
Đặc biệt, trong năm 2020 Vissan sẽ mở rộng và đa dạng hóa kênh bán hàng trực tuyến thông qua website để cung cấp những sản phẩm tươi ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đến tận tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và thuận lợi tối đa.
Tại đại hội, cổ đông đã nhất trí thông qua thành viên Hội đồng Quản trị mới với 05 thành viên gồm có: ông Nguyễn Phúc Khoa, Chủ tịch; ông Nguyễn Ngọc An và ông Phạm Trung Lâm là Phó Chủ tịch; ông Lê Minh Tuấn và ông Huỳnh Quang Giàu là Thành viên.
Đại hội cũng đã thông qua Ban kiểm soát với 03 thành viên gồm có: ông Trương Việt Tiến, Trưởng ban; ông Tô Quốc Thái và Bà Phạm Thị Thanh Tâm là Thành viên.
Tâm An
- AHDB: Sản lượng thịt bò và thịt cừu của Vương quốc Anh trong quý I/2025 giảm
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi vịt
- Phú Yên: Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học
- TPHCM nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch thịt heo
- An toàn sinh học: Hướng đi bền vững và hiệu quả cho ngành chăn nuôi Tây Nguyên
- Hanvet: Hiệu quả sử dụng SUPER ZYM bổ sung thức ăn cho lợn giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm phát thải trong chăn nuôi
- Hiệu quả và tiềm năng ứng dụng công nghệ expander trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stress nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Ngành chăn nuôi đối diện với cơn bão thuế: Thời cơ xen lẫn thách thức!
Tin mới nhất
T3,29/04/2025
- AHDB: Sản lượng thịt bò và thịt cừu của Vương quốc Anh trong quý I/2025 giảm
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi vịt
- Phú Yên: Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học
- TPHCM nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch thịt heo
- An toàn sinh học: Hướng đi bền vững và hiệu quả cho ngành chăn nuôi Tây Nguyên
- Hanvet: Hiệu quả sử dụng SUPER ZYM bổ sung thức ăn cho lợn giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm phát thải trong chăn nuôi
- Hiệu quả và tiềm năng ứng dụng công nghệ expander trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stress nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Ngành chăn nuôi đối diện với cơn bão thuế: Thời cơ xen lẫn thách thức!
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Bình luận mới nhất