[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chăm sóc vịt biển theo cách thức đặc biệt, giúp vật nuôi không những tăng trưởng nhanh mà còn đảm bảo sản phẩm sạch, thịt ngon, trứng thơm, được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng.
Đi cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, tới đường 10, rẽ sang ngả Thái Bình, rồi thẳng Tiên Lãng, chúng tôi đến khu đầm nổi tiếng của gia đình ông Đoàn Văn Vươn.
Thương hiệu “vịt biển Đoàn Văn Vươn” ngày càng vang xa
Bí kíp nuôi vịt biển sạch, ngon
Đón chúng tôi, ông Vươn cười rất tươi, niềm nở, tự tin, bắt tay rất chắc, giọng khỏe và ăn nói trôi chảy với kiến thức về lấn biển, nông nghiệp nhất là nuôi vịt biển.
Ngồi trong căn nhà xinh xinh trên cái phản gỗ, chúng tôi nghe thấy ngoài đầm đủ loại vịt kêu. Tiếng “cạc cạc” rất to của vịt trưởng thành vài kg sắp ra lò mổ. Tiếng chưa vỡ giọng của đàn vịt nhỡ. Và ngay cạnh nhà, đàn vịt 10 ngày tuổi kêu nhí nhí như khóc đi nhà trẻ.
Ông Vươn kể, trước khi sự việc đáng tiếc xảy ra năm 2012, hai anh em ông đã nung nấu ý định nuôi vịt trên đầm này. Về nhà, sau khi mãn hạn tù, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt của ông chính là cảnh khu đầm rộng hàng chục hecta của mình hoang tàn, xơ xác, cỏ dại mọc um tùm. Điều ấy khiến ông không khỏi xót xa. Được sự động viên, giúp sức của anh em, bạn bè, hàng xóm, gia đình ông Vươn bắt tay cải tạo khu đầm, vào một khởi đầu mới.
Cơ duyên đến với loài vịt biển của ông Vươn tới khá bất ngờ. Một người quen khi nghe tin ông Vươn ra tù đã không ngại đường xa tới tận nhà, giới thiệu và hỗ trợ gia đình ông 100 con vịt biển giống Đại Xuyên để nuôi thử. Sau đó, ông mua thêm 1.000 con giống về nuôi, 2 tháng trọng lượng đã đạt 3 kg. Cứ thế, tới nay, khu đầm 40,3 ha của gia đình ông Vươn cùng 10 nhân công đang nuôi 4.000 con vịt biển. Ngoài ra, còn một số loại thủy sản khác (tôm, cua, cá). Theo ông Vươn, nuôi xen lẫn hải sản và vịt thì chúng hỗ trợ nhau rất tốt.
Ông Vương cho rằng loại gia cầm này thích nghi điều kiện tự nhiên khu vực đầm của gia đình ông (nơi có nguồn nước thường xuyên biến động), sức chịu đựng bệnh tật tốt hơn vịt thường; tăng trưởng nhanh; đáp ứng được quy trình chăn nuôi sạch, đảm bảo sản phẩm thịt ngon, trứng thơm.
Quy trình chăm sóc vịt biển của gia đình ông Đoàn Văn Vươn khắt khe từ khâu tuyển chọn con giống, phòng dịch, vệ sinh môi trường, thức ăn….
Giống vịt biển 10 ngày tuổi được ông nhập từ Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên đã được cho uống kháng sinh, kiểm dịch cẩn thận. Đàn vịt được chăm sóc theo quy trình và phòng dịch theo định kỳ. Ông Vươn cho rằng mình hoàn toàn có thể làm một lò ấp trứng, nhưng tập trung chuyên môn nuôi vịt thương phẩm và vịt đẻ thì tốt hơn.
Trong quá trình nuôi, anh em ông Vươn không dùng thức ăn công nghiệp mà tự chế biến thức ăn theo cách riêng. Đó là tổng hợp của ngô, sắn, men vi sinh và một vài vị thuốc bắc bí truyền của gia đình. Nhờ vậy, đàn vịt phát triển rất tốt. Phân vịt được khử hết độc tố, trở thành nguồn dinh dưỡng nuôi vi sinh vật trong đầm, hình thành nguồn thức ăn cho thủy sản.
Chỉ vào đám cây hoa xuyến chi mọc xanh um trên bờ đầm, ông Vươn cho biết: Đây là một cây thuốc nam. Đàn vịt gia đình tôi thường xuyên được ăn thân, lá xuyến chi trộn với thức ăn, với mục đích bổ sung hàm lượng Vitamin và chất xơ, rất tốt cho đàn vịt. Ngoài ra, ông Vươn còn trồng cây chùm ngây, lấy lá cho vịt ăn.
Ông Vươn khẳng định: “Các trang trại khác ở khu vực này cũng nuôi vịt biển, nhưng chất lượng quyết định từ thức ăn. Thịt vịt biển của tôi nuôi chắc, ngọt, ít mỡ, không ngấy, không hôi như vịt thường; trứng cũng rất thơm ngon và giàu DHA. Con lợn, con gà được nuôi bằng loại thức ăn này thịt, trứng cũng rất ngon”.
Cách xử lý môi trường của ông Vươn cũng rất điệu nghệ. Hệ thống xử lý vi sinh đặc biệt của ông làm cho nước trong, không bị ô nhiễm như nơi nuôi vịt thường thấy. Chuồng nuôi cũng không có mùi hôi như nhiều trại vịt khác. Người ở lò mổ gà vịt đã ngạc nhiên khi thấy vịt của ông Vươn không bị hôi như loại vịt thông thường.
Ngoài ra, ông Vươn đảm bảo lịch phòng dịch bệnh thường gặp trên vịt như tả hay Newcatson; phun thuốc khử trùng thường xuyên để tránh dịch bệnh. Vì thế, từ lúc nuôi vịt, gia đình ông chưa lần nào vướng dịch cúm gia cầm.
Một con vịt tại trang trại ông Vươn nuôi qua 2 giai đoạn. Giai đoạn vỗ béo, con vịt đạt 3 kg chỉ trong hai tháng. Một tháng còn lại, ông Vươn áp dụng quy trình hút mỡ cho vịt. Con vịt chỉ còn khoảng 2,5 kg và có thể xuất chuồng. Người ta cố tăng trọng để bán thì ông lại cho vịt co lại. Thật lạ!
Tiếp theo, vịt biển từ trang trại Đoàn Văn Vươn được vận chuyển bằng ôtô đến lò mổ gia cầm Yên Thường, huyện Gia Lâm, Hà Nội, được đóng dấu kiểm dịch rồi phân phối cho các cửa hàng thực phẩm sạch trong nội thành.
Những thành quả ban đầu
Vịt biển của gia đình ông Vươn nuôi lứa đầu đạt tiêu chuẩn. Nhờ có truyền thông hỗ trợ nên nhiều khách hàng đã tìm tới trang trại tham quan, đặt hàng. Mọi người thưởng thức thịt vịt, trứng vịt đầm ông Vươn đều khen thơm ngon, không có mùi hôi và có sự khác biệt rõ rệt với vịt thường.
Hiện nay, mỗi tháng, trại vịt gia đình ông Vươn xuất ra thị trường khoảng 1.000 con. Giá bán 180.000 đồng/kg thịt vịt đã qua giết mổ, cao gấp đôi so với giá thị trường hiện nay mà vẫn thường xuyên “cháy” hàng. Từ đó ông Vươn càng có thêm điều kiện để tái đầu tư.
Để thường xuyên có thịt, trứng vịt cung cấp ra thị trường, ông Vươn nuôi gối vịt hết lứa này tới lứa khác. Ngoài vịt biển Đoàn Văn Vươn, còn có tôm rảo, trứng vịt biển Đoàn Văn Vươn có mặt lại các cửa hàng Bác Tôm, Sói biển, Hello Mam. Tới đây, gia đình ông tiếp tục ký hợp đồng cung cấp vịt, tôm cho chuỗi siêu thị Big C..
Ông Đoàn Văn Vươn hào hứng nói về những dự định: “Tôi đang xây dựng đường dây điện cao thế, hướng tới lập phân xưởng sản xuất thức ăn chăn nuôi với công thức Đoàn Văn Vươn – đây là xương sống của trang trại. Tiến tới, tôi sẽ nâng quy mô đàn vịt lên hàng vạn con. Có nhiều vốn đầu tư nữa, tôi sẽ nuôi thêm lợn, gà với thương hiệu Vườn biển Đoàn Văn Vươn”.
Tiếp tục nổi tiếng trên thương trường
Là kỹ sư nông nghiệp nhưng ông Vươn còn khá am hiểu về thương mại. Tháng 3/2016, ông Vươn cùng em ruột là Đoàn Văn Quý đi Hà Nội quảng bá thương hiệu “Vịt biển Đoàn Văn Vươn”. Trang trại Đoàn Văn Vươn đã phân phối độc quyền cho một đơn vị ở Hà Nội. Cùng đó, ông Vươn mở một nhà hàng ở Hải Phòng để tiếp thị sản phẩm.
Khi được hỏi về những khó khăn của người nông dân khi mang vịt biển của mình đi chào hàng tại Hà Nội, ông Vươn trả lời:“Hồi còn đi học tôi đã buôn bán để trang trải cuộc sống nên cũng không nhiều lạ lẫm. Ngày nay, thương mại có nhiều thuận lợi, đó là sự xuất hiện của truyền thông, của Internet nên mọi thứ dễ dàng hơn. Ngoài ra, tôi còn được rất nhiều người bạn ở Hà Nội đồng hành, giúp đỡ”. Ông cũng cho biết, có nhiều doanh nghiệp đến chồng tiền, đề nghị được làm đơn vị phân phối, thậm chí mua lại thương hiệu “Vịt biển Đoàn Văn Vươn”, nhưng ông nhất định từ chối.
Theo ông Vươn, khi làm kinh doanh, việc gật đầu không dễ, bởi “bài toán cung & cầu rất quan trọng. Bên cạnh đó, trong làm ăn không thể nóng vội, sai một ly là đi một dặm”.
Nguyễn Huệ
Hơn 4 năm trước, đầu tháng 1/2012, dư luận cả nước sục sôi quanh vụ cưỡng chế hàng chục hecta đầm nuôi tôm của gia đình ông Đoàn Văn Vươn (xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng). Kể từ sự kiện đó, tưởng chừng cái tên Đoàn Văn Vươn chìm vào quên lãng. Thế nhưng từ tháng 03/2016, người nông dân này lại khiến dư luận nóng lên bởi thương hiệu “Vịt biển sạch Đoàn Văn Vươn” ra đời.
- phương pháp chăn nuôi li>
- thủ tục hành chính li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi lợn li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- giá lợn hơi li>
- chăn nuôi gia súc li>
- dự báo giá heo hơi li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi gà li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- dự báo giá lợn li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- dịch cúm gia cầm li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Trang trại bò, vịt lớn nhất đất mỏ
- Người tạo nên thương hiệu ‘vịt Nam Lai’
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Anh kỹ sư xây dựng thành công thương hiệu yến sào trên vùng đất khó
- Ông Cường “vượt bão” thành nông dân xuất sắc Việt Nam
- Hành trình chinh phục khát vọng khoa học
- Thanh Hóa: Làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi thỏ hộ gia đình
- Tỷ phú nông dân nhờ nuôi gà lai chọi
- Tỷ phú Sừng Sừng Khai nơi Ngã ba biên giới
- Lãi tiền tỷ từ mô hình trang trại
- Ứng dụng công nghệ nâng cao chất lượng chăn nuôi dê thịt
- Khá lên nhờ nuôi cầy vòi hương
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Hiệu quả ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi gà
- Thu bạc triệu từ nuôi chim bồ câu
- Ia H’Drai (Kon Tum): Hỗ trợ người dân phát triển mô hình chăn nuôi hươu sao
- Hà Tĩnh: Nhân rộng mô hình nuôi chồn hương
- Mật ngọt từ ong dú
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Tôi muốn mua và nuôi vịt biển, mong cho thông tin