[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – 10 năm qua, Câu lạc bộ chuyên ngành Thú y đã tham gia đắc lực vào quá trình đào tạo sinh viên của Khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam bằng các hoạt động thiết thực, giá trị. Hơn 1000 thành viên VM Club đã trưởng thành về chuyên môn, tay nghề, kỹ năng mềm nhờ được tiếp xúc sớm với bà con chăn nuôi và doanh nghiệp; cũng nhờ vậy, rất nhiều bác sĩ thú y giỏi chuyên môn, nhà lãnh đạo doanh nghiệp chăn nuôi, thú y tài năng đã trưởng thành từ “cái nôi” ấy…
Các thành viên của VMClub trong lễ kỷ niệm 10 năm ngày thành lập
Câu lạc bộ chuyên ngành đầu tiên và duy nhất cho sinh viên thú y
Câu lạc bộ chuyên ngành Thú y, tên viết tắt tiếng Anh VM Club (VM – Veterinary Medicine) được thành lập từ ngày 15/3/2009. VM Club tự hào là câu lạc bộ chuyên ngành đầu tiên và duy nhất dành cho các sinh viên theo học ngành Thú y ở hệ thống các trường Đại học đào tạo ngành Thú y.
Về cơ cấu tổ chức, VM Club gồm cả giảng viên và sinh viên Khoa Thú y. Cụ thể, từ ngày đầu tiên thành lập đến năm 2017, Chủ nhiệm VM Club là Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Minh (nguyên giảng viên bộ môn Nội-Chẩn-DượcĐộc Chất, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam); từ năm 2017 đến nay, TS Hoàng Minh Sơn (giảng viên Bộ môn Giải phẫu – Tổ chức ngày nay, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đảm nhiệm vai trò này. Phó chủ nhiệm là ThS Đinh Phương Nam – giảng viên phụ trách môn học Rèn nghề Thú y của Khoa Thú y.
Theo TS Hoàng Minh Sơn – Chủ nhiệm VM Club, VM Club được thành lập và hoạt động dưới hình thức tự nguyện. Cụ thể, sinh viên năm thứ 3,4 nộp đơn đăng ký tham gia với ban chủ nhiệm trong đợt tuyển thành viên (thường tổ chức vào cuối của mỗi năm học). Sau khi kiểm tra và phỏng vấn, bạn nào đủ yêu cầu sẽ được kết nạp VM Club. Phương châm hoạt động của VMClub là “Nắm vững kiến thức – Bám sát thực tế – Nâng cao tay nghề – Rèn luyện kỹ năng”.
Các thành viên này sẽ được tổ chức vào 5 nhóm chuyên môn bao gồm: nhóm Trâu, Bò, Dê, Thỏ; nhóm Gia Cầm; nhóm Heo; nhóm Dược; nhóm Thú cảnh. Các bạn thành viên trong 05 nhóm chuyên môn được tuyển chọn vào trong 03 đội hoạt động: đội học tập, đội rèn nghề, và đội tổ chức sự kiện. Trong các nhóm, các đội sẽ có nhóm trưởng, nhóm phó và đội trưởng, đội phó. Các thành viên này cùng với các Thầy chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm làm thành Ban chủ nhiệm của VM Club chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động.
Rèn luyện chuyên môn và kết nối với các doanh nghiệp, trang trại
Các nhóm trong VM Club tập trung vào 02 nhóm hoạt động chính là rèn luyện chuyên môn và kết nối với các cơ quan, doanh nghiệp, trang trại bên ngoài Học viện. Về hoạt động chuyên môn, Ban chủ nhiệm sẽ tổ chức, giám sát, hỗ trợ các hoạt động chuyên môn cho các nhóm theo sở thích đã lựa chọn. Ví dụ nhóm gia cầm sẽ được nuôi gà tại các chuồng nuôi của Câu lạc bộ, được thực tập mổ khám chẩn đoán bệnh trên gia cầm tại Câu lạc bộ, được làm các công việc chuyên môn thiết yếu tại trụ sở của Câu lạc bộ. Nhóm Trâu bò dê thỏ, có bò để nuôi dưỡng và thực hành khám lâm sàng, điều trị bệnh….
Các nhóm chuyên môn khác cũng tương tự sẽ được Ban chủ nhiệm hỗ trợ các vật tư thiết yếu, các con vật nuôi thiết yếu liên quan tới chuyên môn của nhóm mình.
Ngoài hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, chẩn đoán, khám và điều trị, phòng bệnh cho các loại vật nuôi thì hàng tuần, thì tất cả các nhóm đều tổ chức các bài thuyết trình do các thành viên trong nhóm luân phiên tự chuẩn bị. Nội dung thuyết trình là các kiến thức liên quan đến chuyên môn có ở bên ngoài thực tế. Phần thuyết trình sẽ được kiểm duyệt đánh giá bởi các thành viên đã hoạt động nhiều năm ở Câu lạc bộ hoặc thầy cô.
Bên cạnh các hoạt động tại Trụ sở của Câu lạc bộ nằm trên Ngõ 64, Phố Ngô Xuân Quảng, Trâu Quỳ – Gia Lâm, Hà Nội, các nhóm chuyên môn cũng tham gia các hoạt đông chuyên môn thực tế như: chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị bệnh, phòng vaccine cho lợn gà tại các trang trại chăn nuôi; bán thuốc, vaccine, mổ khám chẩn đoán bệnh tại các cửa hàng thuốc; chăm sóc, làm spa, khám,chẩn đoán, cấp cứu, điều trị bệnh cho chó, mèo và các động vật cảnh tại các bệnh viện thú cảnh; tham gia vào một số khâu sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y…
Các thành viên VM Club với hoạt động mổ khám chẩn đoán bệnh trên vật nuôi
Đối với các đội thì hoạt động chính là hỗ trợ cho các nhóm chuyên môn và hoạt động chung của toàn Câu lạc bộ. Đội rèn nghề hoạt động chủ yếu là trang bị các kỹ năng khám chữa bệnh cơ bản và nâng cao cho các thành viên trong các nhóm. Đội học tập làm nhiệm vụ chính là thiết kế và hỗ trợ các nội dung chuyên môn cho các nhóm tổ chức kiểm tra hoạt động báo cáo chuyên môn hàng tuần của các nhóm. Đội sự kiện bao gồm các thành viên hoạt động chính trong việc tổ chức các sự kiện chung của toàn câu lạc bộ, cùng với Thầy chủ nhiệm hỗ trợ các hoạt động tập thể của các đơn vị, công ty, cơ quan là đối tác của VM club. Đội sự kiện là đội hoạt động để quảng bá hình ảnh của VM club với các đơn vị khác ngoài ngành thông qua các hoạt động giao lưu, thiện nguyện thường niên.
VMClub: Nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
Theo PGS TS Bùi Trần Anh Đào – Phó Khoa Phụ trách Khoa Thú y, từ ngày thành lập đến nay, VM Club đã phát triển vững mạnh và tham gia đắc lực vào quá trình đào tạo sinh viên ngành thú y. Rất nhiều sinh viên tham gia vào VM Club đã trưởng thành về chuyên môn, tay nghề, được tiếp xúc sớm với bà con nông dân, cũng như các doanh nghiệp. Nhiều lãnh đạo của doanh nghiệp được trưởng thành từ VM Club. Khoa Thú y luôn luôn ghi nhận những thành quả nỗ lực của Câu lạc bộ. Khoa rất mong thời gian tới, VM Club tiếp tục phát huy vai trò của mình, giúp cho sinh viên chăn nuôi thú y yêu thích ngành học này và tham gia tích cực vào CLB để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm.
PGS TS Bùi Trần Anh Đào cũng mong muốn các sinh viên đã trưởng thành từ VM Club hiện tại đã trưởng thành và làm việc cho các doanh nghiệp sẽ cùng phối hợp với Câu lạc bộ và Khoa để hỗ trợ chuyên môn và các hoạt động khác.
Còn theo TS Hoàng Minh Sơn – Chủ nhiệm VM Club, trong suốt một thập kỷ tồn tại và hoạt động của mình, thành tựu to lớn nhất là VM Club đã rèn luyện chuyên môn và kỹ năng mềm cho hơn 1000 sinh viên của Khoa Thú y. Với thành tích đóng góp cho hoạt động đào tạo của Khoa Thú y, VM Club đã được Ban chủ nhiệm Khoa Thú y dành cho một khuôn viên đất rộng khoảng trên nghìn m² và 12 phòng cùng 4 hệ thống chuồng nuôi để hoạt động. VM Club cũng được Trung ương đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh khen tặng bằng khen là tổ chức thanh niên tiêu biểu năm 2012.
Bên cạnh đó, hầu hết các trang trại, công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động trong lĩnh vực Chăn nuôi, Thú y đánh giá cao các thành viên của VM Club. VM Club cũng là là đối tác lớn cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho các đơn vị này.
Về phương hướng hoạt động thời gian tới của VM Club, TS Hoàng Minh Sơn cho biết sẽ tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của các thầy cô trong Khoa Thú Y, các cựu thành viên, các đối tác doanh nghiệp để đầu tư hơn nữa vào việc nâng cao trình độ tay nghề chuyên môn cho các thành viên; đồng thời, nâng cao kỹ năng mềm cho từng thành viên để có thể đáp ứng nhanh công việc sau khi ra trường.
Hà Ngân
Vừa qua, ngày 31/10/2019, Câu lạc bộ chuyên ngành Thú y (VMClub) đã kỷ niệm 10 năm ngày thành lập (2009 – 2019). Tham dự Lễ kỷ niệm có đại diện Phòng Công tác Đào tạo và Sinh viên Học viện; lãnh đạo Khoa Thú y, các doanh nghiệp như Công ty VMC, Công ty Viphavet, Trại bò Phú Lâm, Công ty Anova Biotech, Công ty Tigervet, Công ty Tiệp Phát, Công ty Hoàng Linh, Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nhật, Công ty Năm Thái, Công ty Sakan, Công ty Năm Thái… Đoàn nhạc sĩ đến từ nhạc viện Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, các thành viên và Cựu thành viên của VM Club….
Lễ kỉ niệm là dịp để VM Club gửi lời tri ân các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đã ủng hộ về vật chất và tinh thần cho Câu lạc bộ trong suốt thời gian qua; cùng với đó, nhìn lại chặng đường 10 năm hình thành và phát triển, chuẩn bị thêm hành trang để mỗi thành viên và câu lạc bộ có những đột phá mới, đóng góp cho ngành chăn nuôi thú y nước nhà phát triển hiệu quả và bền vững.
- vmclub li> ul>
2 Comments
Để lại comment của bạn
- Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng, mở rộng cơ hội phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ trong năm 2025
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Hội chăn nuôi thỏ Việt Nam: Định hướng, mở rộng cơ hội phát triển cho ngành chăn nuôi thỏ trong năm 2025
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Yêu Vm
Thật tuyệt vời và cảm ơn VM club