“Ô nhiễm môi trường nuôi lợn rất phức tạp, nếu không xử lý tốt sẽ trở thành vấn nạn nguy hiểm. Do đó, nếu phát hiện trại lợn nào gây ô nhiễm mà không có giải pháp khắc phục, chúng ta cần mạnh dạn đình chỉ, đóng cửa hoạt động ngay”.
Ông Nguyễn Xuân Dương – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết như vậy khi trả lời phỏng vấn Dân Việt về việc các trại nuôi lợn cho Công ty C.P gây ô nhiễm môi trường.
Ông Nguyễn Xuân Dương.
Đóng cửa ngay những trại lợn gây ô nhiễm!
Ông Nguyễn Xuân Dương cho biết: Trước tiên phải nói việc chăn nuôi gia công cho C.P là một chủ trương đúng trong chăn nuôi. Song sản xuất, chăn nuôi phải gắn với xử lý môi trường theo các quy định của nước ta với các quy chuẩn về môi trường, đảm bảo nước thải ra ngoài không gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.
Những trang trại chăn nuôi gia công cho C.P vẫn ngày đêm xả thải, gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: N.T.S
Sẽ thành “vấn nạn”
Vì sao tình trạng ô nhiễm này lại tập trung nhiều ở các trang trại nuôi gia công thưa ông?
– Tất nhiên, không chỉ có các trại nuôi lợn của C.P, mà nhiều tập đoàn khác đều đang nuôi lớn cả, cho nên phải rất chú ý đến vấn đề xử lý môi trường bằng các giải pháp công nghệ. Điều này mình cũng phải kiến nghị các doanh nghiệp phải có chính sách hỗ trợ các hộ chăn nuôi trong xử lý ô nhiễm môi trường. Bởi vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi sẽ trở thành vấn nạn, nếu không xử lý tốt.
Ông có thể cho biết, các trang trại chăn nuôi lợn hiện nay, trước khi đầu tư xây dựng chuồng trại, cần đáp ứng những điều kiện gì?
– Thường các công ty chả dại gì tự đưa ra điều kiện, còn về phía nhà nước đã có quy định về đánh giá tác động môi trường, xem giải pháp công nghệ xử lý có phù hợp không. Trong đó, biogas là một giải pháp để xử lý môi trường.
“Các công ty khôn lắm, họ lách hết”
Theo hợp đồng ký kết nuôi gia công với các hộ dân, phía công ty thường đẩy trách nhiệm xử lý môi trường về phía người nuôi. Phải chăng, đây là một kẽ hở về mặt pháp luật của chúng ta?
– Cũng không phải là kẽ hở gì. Song đúng là trong nuôi gia công hiện nay, người chăn nuôi chỉ được trả công nuôi, tiền làm chuồng, còn lại từ con giống đến thức ăn, thuốc thú y đều là của công ty cả. Nhiều công ty chăn nuôi đều làm vậy, họ không chịu trách nhiệm về môi trường. Song rõ ràng, đối với người chăn nuôi, khi làm chuồng trại cũng phải tính chi phí xử lý môi trường vào giá thành, từ đó yêu cầu các công ty phải trả chi phí gia công cao lên. Còn người chăn nuôi bỏ qua khâu xử lý môi trường này, các công ty gia công biết nên không tính vào giá thành.
Trên thực tế, chúng ta đã xử lý được trại lợn nào gây ô nhiễm bằng cách đóng cửa chưa, thưa ông?
– Thực tế, chúng ta chưa xử lý đóng cửa trại lợn nào, nhưng phạt mấy trăm triệu đồng thì có rồi. Nếu xử lý mà không khắc phục được, thì phải đình chỉ. Theo khuyến cáo của Cục Chăn nuôi, cần chấn chỉnh về vấn đề này, nếu cố tình vi phạm thì đóng cửa.
P.V
(Theo Dân Việt)
- Nghệ An: Ưu tiên kinh phí mua vắc xin Dịch tả lợn châu Phi
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm H5N1 ở động vật
- Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đầu tư hệ thống giảm phát thải khí mê – tan
- Xuất khẩu thịt bò của Achentina 9 tháng đầu năm 2024 cao nhất trong 57 năm
- Sử dụng thức ăn cho bò thịt, dê thịt mau lớn, tiết kiệm chi phí
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Tri thức dân gian trong lựa chọn trâu
- An toàn sinh học phòng dịch tả heo châu Phi (ASF): Giải pháp từ Muyuan
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống Dịch tả lợn châu Phi cho Đông Nam Á
Tin mới nhất
T6,29/11/2024
- Nghệ An: Ưu tiên kinh phí mua vắc xin Dịch tả lợn châu Phi
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm H5N1 ở động vật
- Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi tại khu vực Đông Nam Á
- Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đầu tư hệ thống giảm phát thải khí mê – tan
- Xuất khẩu thịt bò của Achentina 9 tháng đầu năm 2024 cao nhất trong 57 năm
- Sử dụng thức ăn cho bò thịt, dê thịt mau lớn, tiết kiệm chi phí
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- 5 đặc điểm then chốt để hiểu về sức mạnh của phân tích bằng dấu ấn sinh học
- Tri thức dân gian trong lựa chọn trâu
- An toàn sinh học phòng dịch tả heo châu Phi (ASF): Giải pháp từ Muyuan
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất