Xã Bình Sơn (huyện Long Thành) nổi tiếng là vùng nuôi gà ta lớn nhất Đông Nam bộ. Nhiều hộ dân ở Bình Sơn khá lên nhờ nuôi gà ta, song gần 4 tháng nay giá gà ta giảm sâu khiến người nuôi lỗ vốn.
Gà ta ở xã Bình Sơn được nuôi nhiều theo kiểu thả vườn, thịt dai và thơm ngon hơn so với các vùng khác. Thương hiệu gà ta vùng này nổi tiếng cả khu vực phía Nam và miền Trung.
* Nguồn cung quá lớn
Nghề nuôi gà ta với số lượng lớn xuất hiện ở xã Bình Sơn cách đây khoảng 4-5 năm. Lúc đầu, mỗi hộ chỉ nuôi vài trăm đến khoảng 1 ngàn con. Khi thấy nuôi gà ta lời nhiều, phong trào nuôi gà ta ở đây phát triển nhanh và rầm rộ. Các hộ đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi và nâng tổng đàn lên gấp 3-6 lần. Ấp 7 xã Bình Sơn có 280 hộ thì có đến 220 hộ nuôi gà ta với số lượng lớn từ 1-8 ngàn con, số hộ còn lại cũng nuôi gà ta nhưng số lượng vài trăm con/hộ. Nguồn cung gà ta tăng gấp 2 lần so với năm 2014 đã dẫn đến giá liên tục hạ sâu.
Ông Vòng Mằn Pắn, ấp 7, xã Bình Sơn (huyện Long Thành) đang lo lắng đàn gà ta gần đến ngày xuất chuồng mà giá vẫn không tăng
Ông Lê Hy, ấp 7, xã Bình Sơn, cho hay: “Trước đây, giá gà ta luôn ở mức 80-90 ngàn đồng/kg. Vào dịp lễ, tết gà hút hàng, giá lên đến 90-100 ngàn đồng/kg. Nhưng từ đầu tháng 9-2015 đến nay, giá gà ta hạ sâu xuống, chỉ còn 50-60 ngàn đồng/kg khiến người nuôi chịu lỗ khoảng 10 ngàn đồng/con. Tôi mới xuất 3 ngàn con, lỗ 30 triệu đồng. Tôi và bà con nuôi gà lo nhất là dịp Tết Âm lịch sắp tới nếu giá gà ta không tăng thì sẽ thiệt hại rất lớn”.
Ông Lê Văn Tiệp, xã An Viễn (huyện Trảng Bom), thương lái chuyên mua gà cho nói: “Giá gà ta ở Bình Sơn giảm mạnh là do nguồn cung lớn cầu. Hiện gà ta Bình Sơn được đưa đi các tỉnh, thành phía Nam, ra cả miền Trung để tiêu thụ. Nếu nguồn cung tiếp tục tăng mạnh như hiện nay, có khả năng giá sẽ còn giảm tiếp”. Theo tính toán của các hộ nuôi gà ta, từ giữa năm 2015 đến nay, giá con giống, thuốc thú y, vật tư đầu vào tăng, gà nuôi 4 tháng bắt đầu xuất chuồng giá thành khoảng 105-110 ngàn đồng/con. Gà mái thường nặng khoảng 1,4-1,6 kg/con, gà trống 1,7-2 kg/con, với giá bán 50-60 ngàn đồng/kg, người nuôi cầm chắc thua lỗ và càng nuôi lớn thì lại càng mất nhiều.
* Hết thời lãi “khủng”
Khoảng từ tháng 8-2015 về trước, những hộ nuôi gà ta số lượng lớn ở Bình Sơn từng lãi “khủng”, cứ 1 ngàn con gà thịt xuất chuồng người nuôi lời 40-50 triệu đồng. Có những hộ nuôi nhiều, mỗi đợt xuất 5-6 ngàn con, lời trên 200 triệu đồng. Điều này dẫn đến tình trạng các hộ ào ào quây vườn dựng trại nuôi gà ta.
Ông Lê Hy, ấp 7, xã Bình Sơn (huyện Long Thành) mất ăn, mất ngủ lo đàn gà trên 6 ngàn con sắp đến ngày xuất chuồng
Ông Vòng Mằn Pắn, ấp 7, xã Bình Sơn, nói: “Trước đây, mỗi năm trại của tôi cung cấp cho thị trường 12-15 ngàn con gà thịt, thu lời gần 500 triệu đồng. Nhưng gần 4 tháng nay, nuôi gà ta hầu như thua lỗ”. Tuy bị lỗ song nhiều trại ở Bình Sơn vẫn không giảm đàn với hy vọng dịp Tết Nguyên đán tới nhu cầu tăng cao, giá sẽ tăng trở lại. Thực tế, giá gà ta Bình Sơn bán tại chuồng đã giảm gần 30-40 ngàn đồng/kg, nhưng đến tay người tiêu dùng vẫn giữ nguyên hoặc hạ không đáng kể, chỉ vài ngàn đồng/kg.
“Hiện nay, các hộ nuôi gà ta ở Bình Sơn cung cấp cho thị trường bình quân gần 500 ngàn con gà ta/tháng, tăng gấp 2 lần so với năm 2014. Xã đã khuyến cáo người dân không nên ồ ạt phát triển đàn gà ta quá nhanh khi không có đầu ra chắc chắn, nhưng nhiều hộ vẫn tăng đàn với số lượng lớn dẫn đến cung vượt cầu giá giảm mạnh” – ông Lê Đình Phán, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Sơn, chia sẻ.
Hương Giang
(Theo báo Đồng Nai)
Dù nổi tiếng ở vùng Đông Nam bộ với thương hiệu gà ta Bình Sơn, nhưng giá đầu ra hầu hết do thương lái quyết định, vì thế người chăn nuôi phải lệ thuộc vào sự may rủi của thị trường. Với tốc độ phát triển tổng đàn nhanh, không có sự liên kết để có đầu ra ổn định, các hộ nuôi gà ta Bình Sơn sẽ còn thường xuyên chịu cảnh thua lỗ như hiện nay.
- Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đầu tư hệ thống giảm phát thải khí mê – tan
- Xuất khẩu thịt bò của Achentina 9 tháng đầu năm 2024 cao nhất trong 57 năm
- Sử dụng thức ăn cho bò thịt, dê thịt mau lớn, tiết kiệm chi phí
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Tri thức dân gian trong lựa chọn trâu
- An toàn sinh học phòng dịch tả heo châu Phi (ASF): Giải pháp từ Muyuan
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống Dịch tả lợn châu Phi cho Đông Nam Á
- Tác dụng tiền hấp thụ của kẽm tăng cường trên hệ vi sinh của gà thịt
- Cung cấp N-Carbamylglutamate trong giai đoạn đầu thai kỳ giúp nâng cao hiệu quả sinh sản ở heo nái
Tin mới nhất
T6,29/11/2024
- Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi tại khu vực Đông Nam Á
- Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đầu tư hệ thống giảm phát thải khí mê – tan
- Xuất khẩu thịt bò của Achentina 9 tháng đầu năm 2024 cao nhất trong 57 năm
- Sử dụng thức ăn cho bò thịt, dê thịt mau lớn, tiết kiệm chi phí
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- 5 đặc điểm then chốt để hiểu về sức mạnh của phân tích bằng dấu ấn sinh học
- Tri thức dân gian trong lựa chọn trâu
- An toàn sinh học phòng dịch tả heo châu Phi (ASF): Giải pháp từ Muyuan
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống Dịch tả lợn châu Phi cho Đông Nam Á
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất