Ông Lò Văn Bóng, dân tộc Thái ở bản Phiêng Luông 1, xã Nậm Hàng, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu từ một gia đình nông dân nghèo đã vươn lên làm kinh tế và bước đầu thành công với mô hình trang trại chăn nuôi kết hợp với trồng cây ăn quả.
Đàn gà của gia đình ông Bóng.
Được biết, năm 2009, ông Lò Văn Bóng nghỉ hưu về sinh sống tại bản Phiêng Luông 1, xã Nậm Hàng, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. Với mong muốn có một trang trại phát triển kinh tế gia đình, cuối năm 2017, ông Lò Văn Bóng đã vay mượn tiền để xây dựng chuồng trại kiên cố chăn nuôi bò, lợn, gà, ngan, kết hợp với trồng cây ăn quả: vải thiều, xoài tượng… Ông Lò Văn Bóng cho biết, trước đây chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ để phục vụ nhu cầu của gia đình. Từ khi nghỉ hưu, thời gian rảnh rỗi gia đình mới quyết định đầu tư chăn nuôi kết hợp trồng vườn cây ăn quả, trồng cỏ voi để làm thức ăn cho vật nuôi.
Từ tháng 8/2017, gia đình nuôi hơn 400 con gà mái lai, gà tàu; 100 con ngan, hơn 10 con bò, 22 con lợn. Gia đình vừa xuất chuồng lứa lợn, gà đầu tiên thu về hơn 90 triệu đồng. Thời gian tới, gia đình sẽ tiếp tục nuôi lợn với số lượng lớn hơn và đào thêm ao để thả cá, mở rộng mô hình trang trại.
Để giảm chi phí trong chăn nuôi, ông Bóng đầu tư trồng 1.000m2 cỏ, trồng chuối để làm thức ăn, thời gian tới sẽ mở rộng diện tích trồng cỏ lên 6.000m2 để đáp ứng nhu cầu cho đàn vật nuôi. Ngoài ra, ông còn mua thêm các loại cá tạp từ tự nhiên phơi khô để làm thức ăn cho ngan. Để biết thêm kỹ thuật chăn nuôi và làm trang trại, ông Bóng đọc sách báo, lên mạng tìm hiểu để tìm cách pha trộn thức ăn sao cho phù hợp để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho từng loại vật nuôi.
Đặc biệt, ông Bóng chú trọng tới phòng chống dịch bệnh, 1 tháng 1 lần phun thuốc vi sinh để khử trùng chuồng gà, khu vực xung quanh chuồng, dọn dẹp vệ sinh hàng ngày đối với chuồng lợn, bò, ngan. Đồng thời, tiến hành tiêm phòng định kỳ đối với đàn vật nuôi, ông thường xuyên kiểm tra, theo dõi, quan sát các biểu hiện của vật nuôi, khi thấy có dấu hiệu của dịch bệnh thì tiến hành cách ly, cứu chữa kịp thời, nhờ đó đàn vật nuôi của gia đình ông luôn khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt.
Kết hợp với chăn nuôi, ông Bóng tìm hiểu và đặt 130 cây vải thiều triết cành, 80 cây xoài tượng để trồng thử nghiệm trên diện tích đất của gia đình mình. Ông tiến hành đào hố, bón phân, trồng cây, chăm bón theo đúng quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn. Sau 1 năm chăm sóc, xoài, vải thiều đã ra trĩu quả.
Ông Lò Văn Bóng chia sẻ: Nhìn thấy những trái ngọt đầu tiên quả to, ngọt, tôi rất phấn khởi, đó chính là phần thưởng tinh thần lớn nhất để tôi tiếp tục cố gắng chăm sóc, dành thời gian và tâm huyết để phát triển và mở rộng quy mô của vườn cây ăn quả.
Nhận xét về mô hình trang trại của ông Lò Văn Bóng, ông Nguyễn Văn Hồng, Chủ tịch UBND xã Nậm Hàng cho biết, dù mới đi vào hoạt động chưa lâu nhưng mô hình chăn nuôi kết hợp của gia đình ông Bóng đã bước đầu đem lại hiệu quả, đó là tín hiệu vui của sự mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm của một cựu chiến binh. Không chỉ năng động trong phát triển kinh tế, ông Bóng còn rất tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động của địa phương, giúp đỡ bà con chòm xóm phát triển kinh tế.
V. Hoàng
Nguồn: Đại Đoàn Kết
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi gà li>
- mô hình chăn nuôi tổng hợp li>
- chăn nuôi kết hợp li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất