Nguyên tắc để công tác phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, tránh lây lan đến các địa bàn khác là tiêu hủy động vật nhiễm bệnh tại chỗ và làm tốt công tác tiêu độc, khử trùng.
Tuy nhiên, thực tế tại các địa phương xảy ra dịch bệnh tả lợn châu Phi, việc tiêu hủy đang gặp một số khó khăn, chính quyền địa phương và các hộ dân cũng lúng túng…
Thiếu quỹ đất để chôn lợn bệnh
Theo báo của Sở NN&PTNT Hải Phòng, sau hơn 2 tháng dịch tả lợn châu Phi xuất hiện, đến thời điểm này có 136 xã/192 xã, phường thuộc 11/15 quận, huyện của Hải Phòng có lợn nhiễm bệnh. Các địa phương có tổng đàn lợn nhiễm dịch lớn nhất là huyện Thủy Nguyên và Tiên Lãng.
Đáng chú ý, từ ngày 24-4 đến nay, dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, phát sinh thêm ổ dịch tại một số xã mới như Phục Lễ (huyện Thủy Nguyên), An Thái (huyện An Lão), phường Văn Đẩu (quận Kiến An). Một số huyện dịch tả xuất hiện muộn và tốc độ lây lan ban đầu chậm, nhưng mấy ngày nay lại có xu hướng lây lan nhanh hơn trước…
Theo đó, đến nay toàn thành phố Hải Phòng đã tiêu hủy 74 nghìn con lợn (trong đó tính riêng từ đầu tháng 4, mỗi ngày trung bình tiêu hủy 150 tấn thịt lợn), số tiền thiệt hại tương đương khoảng 7,7 tỷ đồng. Do dịch lan rộng nên nhiều địa phương thiếu quỹ đất để chôn lợn bệnh…
Ông Phạm Văn Suốt, Chủ tịch UBND xã Quang Phục, huyện Tiên Lãng cho biết, khi dịch mới bùng phát, xã phối hợp với các hộ đưa lợn ra khu vực nghĩa trang để chôn lấp hạn chế lây lan dịch. Tuy nhiên, đến khi 14 thôn trong xã có dịch thì việc thu gom, chôn lấp càng khó khăn. UBND xã phải phối hợp với các hộ đưa lợn bệnh chôn hoặc thuê đội chuyên thu gom lợn bệnh để chôn tại khu vực bãi rác của xã. Kinh phí do xã và các hộ gia đình tự ứng trước.
Ông Nguyễn Văn Thấm, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Tiên Lãng cũng cho biết, dịch tả lợn châu Phi đã lan rất nhanh tại địa phương từ đầu tháng 4 đến nay. Tuy nhiên, hiện có một số hộ dân đã mang lợn dịch ra nghĩa trang, nơi không có phần mộ để chôn lấp.
Vẫn biết việc chôn lấp này có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nhưng vì số lượng lợn dịch nhiều, nhanh nên những hộ dân cũng “không còn cách nào khác”. Về lâu dài, UBND huyện Tiên Lãng cũng đã lên kế hoạch mở rộng địa điểm tiêu hủy là các khu đất nằm ngoài đê, các khu bãi rác của các xã…
Mới đây nhất, tại khu vực cầu phao sông Hóa (xã Tam Đa, huyện Vĩnh Bảo), dưới lòng sông, ngoài rác thải sinh hoạt, bèo tây, còn có rất nhiều xác lợn từ thượng nguồn trôi về chất thành đống gây hôi thối nồng nặc.
Trung tá Vũ Đức Thiện, Phó Chỉ huy trưởng BCH Quân sự huyện Vĩnh Bảo cho biết, từ ngày 22 đến ngày 26-4, thực hiện sự chỉ đạo của UBND huyện Vĩnh Bảo, BCH Quân sự huyện đã vớt và tiêu hủy hơn 200 xác lợn trên sông Hóa, thuộc địa phận 3 xã Cổ Am, Tam Cường và Vĩnh Tiến.
Tiến hành kiểm tra xác minh nguồn gốc đến nay chưa phát hiện tình trạng người dân địa phương vứt xác lợn xuống sông Hóa. Bởi khi lợn có dấu hiệu mắc dịch, chủ hộ chăn nuôi phải báo cơ quan chức năng xuống lấy mẫu kiểm tra. Nếu xác định lợn mắc dịch tả lợn châu Phi, chủ cơ sở tích cực phối hợp với chính quyền xã, huyện tổ chức tiêu hủy thì mới được nhận tiền hỗ trợ của nhà nước.
Xác hàng trăm con lợn mắc kẹt tại cầu phao sông Hóa gây ô nhiễm môi trường.
Khó khăn cho đầu ra
Cũng theo báo cáo của Sở NN&PTNT Hải Phòng, dịch chủ yếu xảy ra tại các gia trại, hộ chăn nuôi nhỏ lẻ điều kiện vệ sinh kém, không thực hiện triệt để quy trình vệ sinh phòng dịch. Ở một số huyện, dịch có xu hướng xuất hiện tại một vài trang trại, gia trại.
Các địa phương đang nỗ lực các giải pháp phòng, chống dịch lây lan, nỗ lực bảo vệ các trang trại, gia trại. Nhiều trang trại chăn nuôi lớn với quy mô hàng nghìn con lợn, tại các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Thủy Nguyên, An Dương, Kiến Thụy, An Lão đến thời điểm này vẫn an toàn…
Việc xử lý dịch tả lợn châu Phi tại Hải Phòng còn gặp một khó khăn khác đó là tâm lý e dè của người dân khi sử dụng thịt lợn. Trước khi có dịch, Hải Phòng có trên 344.400 con lợn. Ngoài số lớn đã bị tiêu hủy, hiện có 123.000 con lợn đến giai đoạn tiêu thụ nhưng đầu ra đang rất khó khăn.
Đại diện một số hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn Hải Phòng cho biết, khách hàng mua thịt lợn tin tưởng người bán, song tâm lý vẫn e dè. Các hộ kinh doanh cũng như người dân mong muốn, thành phố Hải Phòng xây dựng được các điểm bán chứng minh được nguồn gốc thịt lợn an toàn sẽ đẩy khả năng tiêu thụ tăng lên.
Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Lê Khắc Nam cho biết, hiện thành phố đã chỉ đạo ngành nông nghiệp khẩn trương đề xuất phương án quy hoạch quỹ đất để xử lý dịch tả lợn châu Phi, kiểm soát chặt chẽ quá trình tiêu hủy, chôn lấp. Bởi nếu kiểm soát không tốt, đất và nước từ các điểm chôn lấp lan tràn môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức khỏe của nhân dân.
Cũng theo ông Lê Khắc Nam, ngành nông nghiệp và các ngành liên quan cũng cần lưu ý nhanh chóng hỗ trợ nhân dân xây dựng các điểm bán thịt lợn an toàn và chủ động tuyên truyền để người dân thay đổi tâm lý, tiếp tục sử dụng thịt lợn vì dịch tả lợn châu Phi không lây sang người…
V. Huy
Nguồn: Công An Nhân Dân
- bệnh Dịch tả lợn Châu Phi li>
- chống dịch tả lợn châu Phi li>
- tiêu hủy lợn bệnh li>
- hải phòng li>
- xử lý dịch li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất