Một quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm qua đã kêu gọi tăng cường giám sát động vật để tìm bằng chứng nhiễm cúm gia cầm H5N1 nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Nhà dịch tễ học Maria Van Kerkhove, thuộc WHO, kêu gọi nỗ lực chặt chẽ hơn nữa để giảm nguy cơ lây truyền virus cúm gia cầm sang các loài động vật và lây sang người.
Phát biểu tại một cuộc họp báo trực tuyến, bà Maria Van Kerkhove nói rằng: “Những gì chúng ta thực sự cần trên thế giới, ở Mỹ và các nước khác là tăng cường giám sát chặt chẽ hơn đối với động vật, các loài chim hoang dã, gia cầm, những loài động vật dễ bị nhiễm bệnh”.
WHO cho biết, họ đang liên hệ với các cơ quan đối tác như: Tổ chức Thú y Thế giới và Tổ chức Lương thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc để tăng cường giám sát động vật.
Tháng trước, Bộ Nông nghiệp Mỹ xác nhận sự xuất hiện của cúm gia cầm H5N1 ở một con lợn tại một trang trại ở bang Oregon.
Lợn là loài vật đặc biệt đáng lo ngại về sự lây lan của cúm gia cầm vì chúng có thể bị nhiễm đồng thời cả virus ở gia cầm và ở người, có thể hoán đổi gene để tạo thành một loại virus mới nguy hiểm hơn và dễ lây nhiễm sang người.
Bà Kerkhove cho biết, WHO luôn trong tình trạng sẵn sàng ứng phó với cúm gia cầm, vì vấn đề không phải là có hay không mà là khi nào. Theo bà, nguy cơ mắc cúm gia cầm đối với người dân trên toàn cầu nói chung vẫn ở mức thấp.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), cho đến nay đã có 55 trường hợp nhiễm cúm gia cầm H5N1 ở người, bao gồm cả trẻ em, được báo cáo tại Mỹ trong năm nay.
Hầu hết các trường hợp này là ở những công nhân nông trại đã tiếp xúc với gia cầm hoặc bò bị nhiễm bệnh. Theo CDC, không có trường hợp nào lây truyền từ người sang người liên quan đến cúm gia cầm H5N1, nhưng những công nhân chăn nuôi bò sữa và các công nhân nông trại khác được coi là có nguy cơ mắc virus cao hơn.
ĐÌNH ĐỨC
Theo Reuters
- cúm gia cầm li> ul>
- Nghệ An: Ưu tiên kinh phí mua vắc xin Dịch tả lợn châu Phi
- Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đầu tư hệ thống giảm phát thải khí mê – tan
- Xuất khẩu thịt bò của Achentina 9 tháng đầu năm 2024 cao nhất trong 57 năm
- Sử dụng thức ăn cho bò thịt, dê thịt mau lớn, tiết kiệm chi phí
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- Tri thức dân gian trong lựa chọn trâu
- An toàn sinh học phòng dịch tả heo châu Phi (ASF): Giải pháp từ Muyuan
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống Dịch tả lợn châu Phi cho Đông Nam Á
- Tác dụng tiền hấp thụ của kẽm tăng cường trên hệ vi sinh của gà thịt
Tin mới nhất
T6,29/11/2024
- Nghệ An: Ưu tiên kinh phí mua vắc xin Dịch tả lợn châu Phi
- WHO kêu gọi tăng cường giám sát cúm gia cầm H5N1 ở động vật
- Chung tay đẩy lùi dịch tả lợn châu Phi tại khu vực Đông Nam Á
- Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đầu tư hệ thống giảm phát thải khí mê – tan
- Xuất khẩu thịt bò của Achentina 9 tháng đầu năm 2024 cao nhất trong 57 năm
- Sử dụng thức ăn cho bò thịt, dê thịt mau lớn, tiết kiệm chi phí
- Quảng Ngãi: “Ngân hàng heo giống” mang lại hiệu quả cho nông dân nghèo
- 5 đặc điểm then chốt để hiểu về sức mạnh của phân tích bằng dấu ấn sinh học
- Tri thức dân gian trong lựa chọn trâu
- An toàn sinh học phòng dịch tả heo châu Phi (ASF): Giải pháp từ Muyuan
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất