[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong giai đoạn từ 2019 đến 2024, dự kiến sẽ có hơn 500 hộ nghèo tại hai huyện Thường Xuân và Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá được tổ chức World Vision Việt Nam và Tập đoàn Mavin hỗ trợ con giống, hướng dẫn cách nuôi hiệu quả và an toàn để phát triển kinh tế và thoát nghèo bền vững.
Dù mới 16 tuổi nhưng em Đ.T. Hạnh (huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá) đã là trụ cột chính trong gia đình. Bố bỏ đi khi Hạnh chưa ra đời, từ khi 10 tuổi, em phải vừa học, vừa quán xuyến việc nhà và chăm sóc người mẹ rối loạn sức khoẻ tâm thần, ông bà ngoại già yếu. Kinh tế gia đình khó khăn khiến Hạnh không ít lần muốn bỏ học giữa chừng để sớm đi làm kiếm tiền chăm lo cho gia đình.
Năm 2022, gia đình Hạnh được tham gia chương trình Hợp tác Thúc đẩy Chăn nuôi theo Chuỗi giá trị nằm trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ sinh kế cho các hộ gia đình nghèo do tổ chức World Vision Việt Nam (Tầm Nhìn Thế Giới) và Tập đoàn Mavin tài trợ. Chương trình đã hỗ trợ gia đình em 100 con vịt giống 3 ngày tuổi, được chọn lọc kỹ lưỡng và tiêm sẵn các vắc xin cơ bản.
Niềm vui mỗi ngày của Hạnh là chăm sóc đàn vịt của gia đình (Ảnh: World Vision).
Chỉ sau 55 ngày chăn nuôi, gia đình Hạnh đã bán và thu được số tiền lãi 8,5 triệu đồng. Với số tiền này, Hạnh đã có điều kiện đưa mẹ đi chữa bệnh và mua thuốc uống hàng ngày, giúp cho bệnh tình mẹ em thuyên giảm. Những thay đổi tích cực đó cũng đã giúp cho Hạnh yên tâm và quyết tâm tiếp tục học tập. Cô bé tiếp tục duy trì được danh hiệu học sinh tiên tiến trong năm học gần đây.
Trong năm 2023, gia đình Hạnh tiếp tục nhận được hỗ trợ từ chương trình với 100 con vịt giống. Và sau 54 ngày chăn nuôi, số tiền gia đình Hạnh thu được là 9,3 triệu đồng.
“Tham gia dự án, gia đình em được cung cấp giống tốt và hướng dẫn cách nuôi hiệu quả và an toàn. Từ những kinh nghiệm chăn nuôi trong hai năm vừa qua, gia đình em sẽ tiếp tục sử dụng một phần tiền bán vịt để tự mua thêm con giống chăn nuôi cũng như duy trì cách thức chăn nuôi đã được hướng dẫn” – Hạnh chia sẻ.
Theo thống kê, trong giai đoạn đoạn I (từ năm 2019-2021), tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá, Dự án Hỗ trợ sinh kế cho các hộ gia đình nghèo đã hỗ trợ 206 nông hộ với tổng ngân sách gần 100,000 USD. Dự án hỗ trợ giống lợn, gà, vịt lần lượt qua ba năm cho các hộ khác nhau, đồng thời hỗ trợ kết nối với chuỗi cung ứng sản phẩm.
Bên cạnh đó, định kỳ mỗi quí 1 lần, “Hội thảo chia sẻ mô hình chăn nuôi sạch” được tổ chức với sự tham gia của các hộ chăn nuôi, đại diện chính quyền địa phương và nhà tài trợ. Thông qua các Hội thảo, kinh nghiệm chăn nuôi hiệu quả được chia sẻ rộng rãi; các khó khăn – vấn đề gặp phải trong quá trình chăn nuôi được đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật phân tích kỹ càng, tư vấn cách khắc phục để nâng cao chất lượng vật nuôi, từ đó cải thiện thu nhập cho các hộ gia đình.
Dự kiến, trong giai đoạn II của dự án (từ năm 2022-2024), 360 hộ nghèo tại Thường Xuân, Thanh Hoá sẽ được hỗ trợ với tổng gói hỗ trợ trị giá 100.000 USD. Dự án tiếp tục cung cấp con giống chất lượng, thức ăn chăn nuôi an toàn và nguồn thuốc thú y đạt chuẩn WHO-GMP. Các cán bộ của dự án sẽ thường xuyên ghé thăm và hướng dẫn các hộ gia đình các kĩ thuật chăn nuôi hỗ trợ nâng cao năng lực chăn nuôi cho các hộ cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
Hồng Ngọc
Theo ông David John Whitehead, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Mavin, chương trình hỗ trợ sinh kế cho các hộ gia đình nghèo do World Vision Việt Nam và Mavin thực hiện không chỉ giúp người nông dân thoát nghèo mà còn giúp họ tự tin duy trì chăn nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình. Từ đó đóng góp cho sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp Việt Nam”.
- mavin li>
- World Vision li>
- sinh kế li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất