[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. Hiện nay toàn xã có khoảng 4000 con bò.
Trước đây, người dân Minh Châu cũng chỉ chăn nuôi bò để lấy sức kéo cày phục vụ sản xuất nông nghiệp là chính, và giống cũng chỉ là giống bò vàng thể trọng nhỏ.
Từ những năm 1990, khi nhà nước có chủ trương cải tạo giống bò từ bò vàng sang bò lai sin để nâng cao thể trọng đàn bò và việc chăn nuôi được người dân quan tâm hơn. Ngoài việc chăn nuôi để lấy sức kéo phục vụ nông nghiệp, người dân bắt đầu chú ý tới phát triển chăn nuôi để phát triển kinh tế và đàn bò của xã bắt đầu tăng dần qua từng năm, đến năm 2005 tổng đàn bò toàn xã đạt 1.850 con.
Đến năm 2007 và năm 2018, Sở NN&PTNT đã tổ chức Hội thi bò thịt, bò sinh sản xã Minh Châu lần 1 và lần 2. Năm 2019, tổng đàn bò của địa phương là gần 4000 con và tạo thành đàn bò giống chất lượng cao cung cấp cho nhiều địa phương trên cả nước.
Hiện nay, hàng năm xã Minh Châu cung cấp cho các địa phương cả nước khoảng trên 1000 con bò giống và bò thịt. Về thu nhập từ chăn nuôi bò trong 6 tháng đầu năm ước đạt doanh thu 30 tỷ đồng (thu từ bán bò, bê thịt các loại).
Trong nhiều năm qua, người chăn nuôi bò xã Minh Châu đã được các đơn vị như Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội, Công ty Cổ phần giống gia súc Hà Nội tổ chức tư vẫn kỹ thuật, hỗ trợ các tinh bò chất lượng cao như: tinh bò Brahman, tinh bò Redsind (bò Sind) lai tạo với đàn bò địa phương tạo đàn bò nền sinh sản có chất lượng cao; tinh bò thịt chất lượng cao như tinh bò BBB, tinh bò Wagyu, Droughmater. Từ việc hỗ trợ trên đã giúp đàn bò xã Minh Châu phát triển và lai tạo thành vùng sản xuất bò chất lượng cao, đồnng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi (cụ thể lãi suất một con sau khi bán được từ 10-12 triệu đồng).
Hiện nay, hàng năm, xã Minh Châu đã cung câp cho các địa phương khoảng trên 1000 con bò giống và bò thịt. Về thu nhập từ chăn nuôi bò 6 tháng đầu năm 2019 doanh thu ước đạt 30 tỷ đồng từ bán bò, bê thịt các loại.
Được thiên nhiên ưu đãi vùng bãi Minh Châu rất thuận lợi cho việc canh tác cây màu. Từ năm 2010 đến nay, do việc trồng trọt cho thu nhập thấp đến nay nên người dân đã chuyển dần sang trồng cỏ nuôi bò. Hiện nay diện tích trồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò chiếm khoảng 65% diện tích đất canh tác xã Minh Châu.
Thời gian tới, xã Minh Châu tập trung xây dựng vùng chăn nuôi an toàn theo hướng hữu cơ, phát triển đàn bò thịt địa phương: Tổ chức liên kết với các doanh nghiệp chăn nuôi để tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho người chăn nuôi và giá cả ổn định (năm 2018 Trung tâm phát triển nông nghiệp đã giới thiệu Công ty T&T 159 về ký kết tiêu thụ sản phẩm bò thịt cho người chăn nuôi, đây là tín hiệu tốt để người chăn nuôi yên tâm sản xuất. Đối với bò sữa giữ ổn định về tổng đàn, chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng sữa.
1. Đồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò tại xã Minh Châu.
2. Chăm sóc bò thịt tại Hội thi bò thịt, bò sinh sản xã Minh Châu lần 2.
3. Lãnh đạo Bộ NN&PTNT, tỉnh Thái Bình và Thủ đô Hà Nội thăm hộ chăn nuôi bò thịt tiêu biểu tại Minh Châu.
4. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT thăm “xã bò” Minh Châu ngày 2/6/2019.
5. Lãnh đạo UBND tỉnh Thái Bình về thăm xã bò Minh Châu.
6. Chăn nuôi bò đã trở thành ngành kinh tế chính của xã Minh Châu.
7. Nhờ có chương trình hỗ trợ tinh bò chất lượng cao, lai tạo với đàn bò cái nền mà đàn
bò của Minh Châu phát triển hơn hẳn.
8. Hiện nay xã Minh Châu có gần 4.000 con bò.
9. Bò lai F1 Wagyu được người dân chú trọng chăn nuôi.
10. Xã Minh Châu đã liên kết tiêu thụ bò với doanh nghiệp nên người chăn nuôi yên tâm.
TÂM AN
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất