Xây dựng & phát triển thương hiệu chăn nuôi: Yêu cầu cấp bách... - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Xây dựng & phát triển thương hiệu chăn nuôi: Yêu cầu cấp bách…

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh ngành chăn nuôi nước ta đang hội nhập và phát triển thì việc phát triển thương hiệu sản phẩm chăn nuôi trở thành một yêu cầu cấp bách nhất là với những sản phẩm đặc trưng của các địa phương.

     

    Những cái tên như: gà đồi Yên Thế, gà đồi Tiên Yên, gà đồi Phú Bình, lợn sạch Tân Yên; mật ong bạc Hà Giang, vịt bầu Minh Hương, vịt Vân Đình, vịt Đồng Tháp… xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường. Nhưng câu chuyện xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu chăn nuôi tập thể, còn lắm những gian nan!

     

    Xây dựng & phát triển thương hiệu chăn nuôi: Yêu cầu cấp bách...Gà Tiên Yên là một trong nhiều nông sản của Quảng Ninh xây dựng thương hiệu nhưng việc quản lý, phát triển thương hiệu còn nhiều bất cập

     

    Lợi ích khi có thương hiệu: Đã rõ ràng!

     

    Việc xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam nói chung và cho sản phẩm chăn nuôi nói riêng luôn là mong muốn của người nông dân, các cấp lãnh đạo, các doanh nghiệp, các chuyên gia. Thương hiệu hiểu theo nghĩa rộng, thương hiệu là bản sắc, là linh hồn, là yếu tố mang lại giá trị gia tăng cho các sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra.

     

    Ông Phạm Minh Giang, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Giang, cho biết: “Từ khi mật ong Bạc hà được cấp chỉ dẫn địa lí, có thương hiệu đến nay, chất lượng sản phẩm được đảm bảo hơn và giá trị kinh tế cũng tăng lên đáng kể, tạo dựng được uy tín và danh tiếng trên thị trường. Giá bán hiện giao động từ 400 – 500 nghìn đồng/lít, cao hơn từ 200 – 300 nghìn đồng/lít so với thời điểm chưa có thương hiệu. Trên thực tế con ong đã trở thành “cứu cánh” – mang lại miếng cơm, manh áo cho bà con trên vùng Cao nguyên đá với thương hiệu Mật ong Bạc hà.

     

    Từ tháng 12/2014, sau khi thương hiệu gà đồi Phú Bình được chứng nhận về nhãn hiệu sản phẩm, phong trào nuôi gà đồi càng được mở rộng với quy mô đàn trung bình 9.000 con một trang trại.

     

    “Gà đồi Phú Bình” cũng mang lại cơ hội lớn trong việc phát triển kinh tế cho những người nông dân, những người kinh doanh các sản phầm từ gà của huyện Phú Bình. Chăn nuôi gà đã tạo việc làm ổn định cho hơn 10.000 lao động tại địa phương và mang lại doanh thu mỗi năm đạt hơn 100 tỷ đồng. Gà đồi đã trở thành một trong những nghề có thu nhập chính của người dân huyện thuần nông Phú Bình….
    Cuối năm 2013, nhãn hiệu tập thể “Gà đồi Chí Linh” của tỉnh Hải Dương đã được Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận và bảo hộ. Tính đến nay, toàn thị xã có 800 hộ nuôi gà với tổng đàn trên 1,4 triệu con, mang lại thu nhập ổn định cho người chăn nuôi từ vài chục đến và trăm triệu đồng mỗi năm.

     

    Sau khi được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “Gà đồi Yên Thế” từ năm 2011 đến nay, tổng đàn gia cầm của huyện luôn phát triển và giữ ổn định quy mô đàn từ 4,5 – 5 triệu con. Trong đó, mỗi năm, nhân dân trên địa bàn huyện xuất bán từ 13 – 15 triệu con gia cầm thương phẩm với trị giá sản xuất dao động từ 1.300 – 1.500 tỷ đồng/năm.

     

    Những thách thức…

     

    Trên thực tế, nhiều siêu thị lớn, nhà máy tại các thành phố đã về các vùng chăn nuôi có nhãn hiệu tập thể đặt hàng với quy mô lớn và đảm bảo sự ổn định về số lượng, chất lượng đối với sản phẩm chăn nuôi. Tuy nhiên, để khai thác và phát huy tối đa giá trị của nhãn hiệu lại không hề đơn giản. Nó đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cấp ngành, các hộ chăn nuôi và cộng đồng xã hội.

     

    Ông Đinh Hồng Thanh, Bí thư Huyện ủy Phú Bình cho biết, có doanh nghiệp về đặt mua gà với quy mô 1.000 con/ngày nhưng không có tổ chức doanh nghiệp hay cá nhân nào dám đứng ra ký hợp đồng. Cơ hội bị bỏ lỡ tức là giá trị của thương hiệu bị mai một.

     

    Còn với thương hiệu mật ong bạc Hà Giang đó là, ong “nội” của bà con vùng cao đang phải cạnh tranh và yếu thế trước hàng nghìn đàn ong “ngoại” được người dưới xuôi đem lên khi mùa hoa Bạc hà đến… Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Minh Tiến đã có công văn gửi các bộ, ban, ngành đề nghị hỗ trợ, tìm hướng xử lý dứt điểm việc các chủ ong ngoại ồ ạt đổ bộ vào vùng mật ong bạc hà khiến nghề nuôi ong địa phương lao đao. Ông Tiến đưa ra rất nhiều căn cứ, bằng chứng cho rằng, nếu để ong ngoại “gần” ong nội sẽ lây lan dịch bệnh, tranh cướp mật, phấn hoa giữa ong nội và ong ngoại. Bởi ong ngoại to và khỏe hơn, số lượng đông hơn nên thường áp đảo trong các “cuộc chiến tay đôi”….

     

    Với người dân Quảng Ninh, gà Tiên Yên là sản phẩm ngon có tiếng lâu nay. Nhằm nâng cao giá trị và đảm bảo tính pháp lý cho sản phẩm này. Từ năm 2012, huyện Tiên Yên đã triển khai các hoạt động xây dựng thương hiệu gà Tiên Yên. Tuy nhiên, đến nay việc quản lý và phát triển thương hiệu gà Tiên Yên đang bộc lộ nhiều bất cập và có nguy cơ mất thương hiệu. Một phần vì người nuôi không tuân thủ theo đúng quy trình chăn nuôi cũng làm cho chất lượng gà Tiên Yên ngày càng giảm. Điều này khiến cho chất lượng gà Tiên Yên “xịn” không có sự cách biệt nhiều so với gà từ nơi khác nhập về. Phần khác là do việc buông lỏng công tác quản lý của địa phương cũng khiến cho chất lượng gà Tiên Yên giảm sút,…

     

    Phát triển bền vững, gìn giữ thương hiệu

     

    Để gây dựng lại uy tín cho con gà đồi Yên Thế, huyện phải mất nhiều thời gian, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để “cứu” thương hiệu.
    Đó là: chủ động chống dịch bệnh và kiểm dịch, thực hiện hiệu quả tiêm phòng vắcxin. Chú trọng tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho cán bộ khuyến nông, thú y, các hộ chăn nuôi gà quy mô lớn, các đại lý kinh doanh thuốc y, thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện… qua đó, nâng cao nhận thức góp phần tích cực thúc đẩy phát triển chăn nuôi bền vững. Chọn tạo ra được giống gà mang đặc trưng riêng của gà đồi Yên Thế, chuẩn hóa quy trình chăn nuôi và tổ chức sản xuất hàng hóa theo mô hình liên kết hợp tác xã chăn nuôi theo chuỗi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

     

    Đồng thời, huyện quan tâm tạo lập thị trường và quảng bá sản phẩm bằng việc tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt, huyện đã mở trang thông tin điện tử www.gadoiyenthe.gov.vn nhằm quảng bá rộng rãi thương hiệu “gà đồi Yên Thế”…

     

    Cùng với đó là ký kết hợp đồng tiêu thụ gà đồi qua chế biến với Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), Công ty TNHH Sài Gòn Co.op Hà Nội, Công ty Phát triển Cộng đồng VINA Hà Nội… và một số cơ sở khác theo đơn đặt hàng. Đồng thời, thường xuyên tham gia các Hội chợ thương mại và nông nghiệp…

     

    Thêm nữa, đó là đầu tư hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng xây dựng các mô hình, chuỗi liên kết hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ gà đồi; thực hiện các Đề án hỗ trợ phát triển sản xuất cũng như trích một phần kinh phí từ nguồn kinh phí sự nghiệp dành riêng cho công tác phát triển thương hiệu “gà đồi Yên Thế”…

     

    Như vậy, rõ ràng, để gìn giữ, phát huy nhãn hiệu thì các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp, người chăn nuôi cần phải đoàn kết, kề vai sát cánh để cùng nhau bảo vệ, nâng tầm thương hiệu….

     

    Trần Ngân

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.