Trước việc nhiều địa phương chậm chi trả tiền hỗ trợ cho các hộ dân có lợn nhiễm bệnh tả châu Phi bị tiêu hủy, chiều 11-9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, Võ Văn Chánh cho biết, tổ chức, cá nhân nào tiếp tục chậm trễ trong thực hiện chi trả hỗ trợ sẽ bị xử phạt, thậm chí kỷ luật.
Ngành chức năng Đồng Nai tiến hành tiêu hủy lợn nhiễm dịch tả châu Phi.
Cụ thể, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, Võ Văn Chánh yêu cầu chính quyền các địa phương phải quy trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân và phải tích cực hơn trong triển khai thực hiện các thủ tục hoàn tất việc chi trả trong tháng 9 này, bảo đảm 100% hộ chăn nuôi bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi được nhận tiền. Sở Tài chính cũng cần tăng cường phối hợp các ngành và địa phương kiểm tra, giám sát, bảo đảm hồ sơ chi trả đúng quy định.
Tại Đồng Nai, lâu nay được xem như là thủ phủ chăn nuôi lợn của cả nước. Tuy nhiên, dịch tả lợn châu Phi đã và đang gây thiệt hại rất nặng nề cho người chăn nuôi. Cụ thể, đến thời điểm này, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại gần 4.000 hộ dân của 11/11 đơn vị cấp huyện của tỉnh, với hơn 357 nghìn con lợn nhiễm bệnh đã tiêu hủy. Tổng đàn lợn của Đồng Nai hiện còn 1,6 triệu con, giảm hơn 40% so thời điểm trước khi xảy ra dịch.
Để hỗ trợ thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi cho người chăn nuôi, UBND tỉnh Đồng Nai đã quyết định chi 800 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay chỉ mới thực hiện chi trả hỗ trợ cho người chăn nuôi được gần 91 tỷ đồng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm chi trả hỗ trợ cho người chăn nuôi, trong đó, chủ yếu là do vướng mắc về mặt thủ tục từ cấp xã nên cấp huyện không thể duyệt chi mặc dù kinh phí đã được UBND tỉnh Đồng Nai cấp. Ngoài ra. một số nội dung hướng dẫn chi trả của cơ quan chức năng không đồng nhất với nhau.
THIÊN VƯƠNG
Nguồn: Báo Nhân Dân
- bệnh Dịch tả lợn Châu Phi li>
- chống dịch tả lợn châu Phi li> ul>
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Roadshow giới thiệu triển lãm Petfair Vietnam 2025
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Thiết lập quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi
- Khối lượng lúa mì nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2024 tăng 34,8%
- Vừa chống nhập lậu, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
Tin mới nhất
T4,18/12/2024
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Tăng cường giám sát dịch bệnh động vật, mở rộng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Thiết lập quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi
- Khối lượng lúa mì nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2024 tăng 34,8%
- Vừa chống nhập lậu, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất