Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện khẩn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố quyết liệt phòng, chống bệnh cúm gia cầm A/H5N8 và các chủng virus cúm gia cầm thể độc lực cao.
Bộ NN&PTNT nhận định trong thời gian tới, nguy cơ dịch CGC A/H5N8 lây lan và xảy ra trên phạm vi rộng là rất cao – Ảnh minh họa
Virus A/H5N8 lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam
Theo thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO), tính đến tháng 6/2021, tổng cộng đã có 64 quốc gia, vùng lãnh thổ báo cáo phát hiện chủng virus cúm gia cầm (CGC) thể độc lực cao A/H5N8.
Từ đầu năm 2021 đến nay, trên thế giới có tổng cộng 2.757 ổ dịch do chủng virus này gây ra, chiếm gần 70% trong tổng số các ổ dịch CGC do các chủng virus khác nhau gây ra tại hàng chục quốc gia (trong đó có các quốc gia chung biên giới, gần Việt Nam).
Tại Việt Nam, theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, từ đầu tháng 6/2021 đến nay đã phát hiện chủng virus CGC A/H5N8 tại 3 tỉnh: Hòa Bình, Cao Bằng và Quảng Ninh.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định trong thời gian tới, nguy cơ dịch CGC A/H5N8 lây lan và xảy ra trên phạm vi rộng là rất cao do virus CGC A/H5N8 lần đầu tiên xuất hiện tại nước ta.
Không để dịch bệnh lây lan diện rộng
Để chủ động ngăn chặn virus CGC A/H5N8 và các chủng virus CGC thể độc lực cao khác, hạn chế thấp nhất việc lây nhiễm và gây tử vong cho người, giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo các sở, ngành và chính quyền các cấp triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh CGC A/H5N8 và các chủng virus CGC.
Đối với địa phương có ổ dịch CGC A/H5N8 chưa qua 21 ngày hoặc địa phương phát hiện gia cầm có kết quả dương tính với virus cúm A/H5N8, gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh do các chủng virus cúm A/H5, cần xử lý tiêu hủy, công bố dịch và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Tổ chức điều tra xác định nguyên nhân, nguồn lây nhiễm để xử lý kịp thời, hiệu quả, không để dịch bệnh lây lan diện rộng. Tổ chức tiêm vaccine CGC bao vây ổ dịch, bảo đảm đạt tỉ lệ trên 80% tổng đàn có nguy cơ. Thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm mới phát sinh và chưa được tiêm phòng.
Sử dụng các loại vaccine CGC đang được phép lưu hành tại Việt Nam và có hiệu quả bảo hộ đối với chủng virus CGC A/H5N6 (theo OIE chủng virus CGC A/H5N8 cùng phân nhánh 2.3.4.4 với virus CGC A/H5N6).
Hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi gia cầm tăng cường áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Thường xuyên vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất, tổ chức tháng tổng vệ sinh, tiêu độc, sát trùng để tiêu diệt các loại mầm bệnh. Tiêm phòng đầy đủ vaccine phòng bệnh CGC đầy đủ cho đàn gia cầm.
Tổ chức xây dựng, triển khai giám sát chủ động, lấy mẫu của gia cầm có dấu hiệu mắc bệnh, nghi mắc bệnh CGC tại các địa bàn có nguy cơ cao (địa phương giáp biên giới, các điểm, cơ sở buôn bán, tập kết gia cầm, cơ sở giết mổ, cơ sở tiêu hủy gia cầm…). Gửi phòng xét nghiệm thuộc Cục Thú y để xét nghiệm xác định nguyên nhân gây bệnh để kịp thời cảnh báo, xử lý, tiêu hủy đàn gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh, dương tính với virus CGC, chủng A/H5N1, A/H5N6 và A/H5N8.
Không buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm mắc bệnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động giám sát gia cầm có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh, kịp thời phát hiện, báo cáo chính quyền, cơ quan thú y và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Tuyệt đối không tham gia vào hoạt động buôn bán, vận chuyển lậu gia cầm qua biên giới; không buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia cầm mắc bệnh, vứt xác gia cầm, chất thải chưa qua xử lý ra môi trường.
Các lực lượng của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban 389) địa phương quyết liệt ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn quản lý. Đặc biệt đối với các trường hợp vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm từ nước ngoài vào Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Cục Thú y và các đơn vị thuộc Cục tổ chức các đoàn công tác đến các địa phương để kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc tổ chức thực hiện. Phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng vaccine CGC để tổ chức đánh giá hiệu lực chống lại chủng virus A/H5N8 đối với các vaccine CGC đã được phép lưu hành tại Việt Nam và vaccine CGC mới đang đăng ký kiểm nghiệm, khảo nghiệm theo quy định.
Cục Thú y sử dụng kết quả đánh giá để đăng ký lưu hành vaccine phòng bệnh do virus CGC A/H5N8 gây ra, chủ động phối hợp với các tổ chức quốc tế, các nước để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và giải pháp phòng, chống dịch bệnh.
Bên cạnh đó, khẩn trương tổ chức giám sát, nghiên cứu chuyên sâu về đặc điểm dịch tễ và virus CGC A/H5N8. Đồng thời, nghiên cứu sản xuất vaccine và kịp thời cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh CGC.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Chăn nuôi và Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức thành lập các đoàn công tác đến các địa phương đôn đốc, hướng dẫn cụ thể các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh phòng dịch.
QT
Nguồn: Báo Chính Phủ
- Chủng cúm gia cầm li>
- cúm A/H5N8 li> ul>
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Ngành thú y kiểm soát tốt dịch bệnh giúp chăn nuôi tăng trưởng 5,2 – 5,5%
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Bình Định: An Lão phát triển chăn nuôi trâu, bò
Tin mới nhất
T7,04/01/2025
- VUSTA kiến nghị sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật
- Thời điểm vàng để ngành chăn nuôi chuyển mình mạnh mẽ
- Chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Hướng phát triển bền vững
- Nghiên cứu của Châu Âu tiết lộ các phương pháp bổ sung để hỗ trợ kiểm soát ASF
- Năm 2024, sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 21,5 triệu tấn, tăng 3,4%
- “Thủ phủ” hươu sao Hà Tĩnh ước thu hơn 200 tỷ đồng từ nhung hươu dịp tết
- Cách chăm sóc lợn đực con sau khi triệt sản
- Tiêu thụ thịt lợn ở Achentina năm 2024 đạt mức cao kỷ lục
- Ngành thú y kiểm soát tốt dịch bệnh giúp chăn nuôi tăng trưởng 5,2 – 5,5%
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất