[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Thời gian gần đây, cơ quan chức năng ở Đồng Nai và Hà Nội phát hiện nhiều doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm về sản xuất và kinh doanh TĂCN kém chất lượng.
Trong đợt thanh tra mới đây, Đồng Nai đã phát hiện có 17 mẫu vi phạm về chất lượng sản phẩm, trong đó có 3 mẫu thuộc cơ sở sản xuất và 14 mẫu ở cơ sở kinh doanh.
Đoàn Thanh tra cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 17 cơ sở trên với số tiền là gần 76 triệu đồng. Tuy nhiên, do thời gian phân tích mẫu kéo dài, nên khi có kết quả, lô hàng kiểm tra lấy mẫu phát hiện kém chất lượng đã tiêu thụ hết.
TĂCN kém chất lượng sẽ ảnh hưởng đến năng suất chăn nuôi
Trong số các mẫu thức ăn chăn nuôi phát hiện vi phạm về chất lượng có 15 mẫu có chất chính nhỏ hơn 70% (theo quy định chất chính nhỏ hơn 70% được coi là hàng giả) nên dù lô hàng đã bán hết, chủ cơ sở vẫn buộc phải nộp lại số tiền đã bán hàng. Đơn vị bị phạt nặng nhất là Công ty CP Thuốc thú y SVT Thái Dương (Hà Nội) với số tiền gần 21 triệu đồng.
Theo các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi có mẫu vi phạm về chất lượng, thì quá trình sản xuất luôn được theo dõi, quản lý chặt, chất lượng đảm bảo, nhưng có thể do quá trình các cửa hàng lấy sản phẩm về bảo quản không tốt, để ở nhiệt độ cao, nên các chất vitamin dễ bị phân hủy dẫn đến kết quả phân tích không đạt chất lượng so với công bố.
Tại Hà Nội, cơ quan chức năng cũng đã xử phạt 5 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi kém chất lượng. Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý giống, thức ăn chăn nuôi do Chi cục Thú y Hà Nội tổ chức ngày 27/3/2018.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi Cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội cho biết, TP Hà Nội có tổng đàn chăn nuôi lớn, với gần 30 triệu con gia cầm, hơn 2,25 triệu con lợn… Hiện trên địa bàn thành phố có 99 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, thức ăn chăn nuôi.
Từ đầu năm đến nay, Chi cục Thú y đã thực hiện ký cam kết với 33 cơ sở; tổ chức kiểm tra, đánh giá phân loại, đồng thời lấy mẫu tại 57 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Kết quả có 5 sản phẩm thức ăn chăn nuôi của 5 doanh nghiệp vi phạm quy định về chất lượng sản phẩm, sản xuất không đúng với tiêu chuẩn công bố.
Các đơn vị thuộc Chi cục Thú y đã xử phạt vi phạm hành chính các doanh nghiệp này gần 80 triệu đồng.
Theo Chi cục Thú y Hà Nội, công tác quản lý trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi vẫn gặp không ít khó khăn, bất cập, nhất là đối với các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, hoạt động theo thời vụ. Công tác kiểm tra cũng còn chồng chéo giữa các ngành, đơn vị, bởi hiện nay cùng về quản lý thức ăn chăn nuôi nhưng có nhiều đơn vị cùng kiểm tra giám sát, như thanh tra, quản lý thị trường, công an… Việc xin đăng ký sản phẩm vào danh mục được phép sản xuất, thời gian chờ đợi lâu ảnh hưởng tới công tác quản lý chung của cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp. Thực tế, ngoài một số nhà máy tổ chức sản xuất cung ứng thẳng cho các đại lý, hầu hết các nhà máy cung ứng thức ăn qua hệ thống các đại lý cấp 1, cấp 2, làm đội giá thành sản phẩm.
Thời gian tới, Chi cục Thú y tiếp tục siết chặt việc quản lý giống, thức ăn chăn nuôi trên địa bàn thành phố; tăng cường đào tạo bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý giống, thức ăn chăn nuôi cho cán bộ Chi cục và các Trạm Thú y trên địa bàn thành phố.
Khánh Minh
- thức ăn chăn nuôi li>
- tacn li>
- vi phạm li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất