[Tạp chí Chăn nuôi] – Thịt lợn không phải là một ưu thế xuất khẩu của nước ta, cũng như các nước trong vùng có nhiều dịch bệnh. Lại nữa, ở nước ta giá thức ăn chăn nuôi cao, luôn đắt hơn các nước xung quanh từ 1,2 – 1,3 lần thì sản xuất thịt ở nước ta kém hiệu quả, khó cạnh tranh!
Nước ta nằm trong vùng dịch bệnh!
Trong nông nghiệp từ xa xưa, con lợn thường gắn với cây lúa. Lúa cho cám, cho các phụ phẩm để nuôi lợn, ngược lại lợn cho phân để bón lúa. Đó là vòng năng lượng khép kín của nông nghiệp dựa trên hộ gia đình. Trong chăn nuôi hiện đại, với thức ăn công nghiệp, năng suất vật nuôi cao hơn hẳn, nuôi nhanh hơn, hiệu quả hơn, nhưng rắc rối cũng xảy ra từ đây.
Bữa ăn của người Việt ít khi thiếu món thịt lợn. Thị trường nước ta cũng đã quen với giá thịt cao, cao hơn các nước xung quanh, dù người tiêu dùng nghèo hơn! Trong một thời gian dài, người ta thi nhau nuôi lợn. Các nhà máy sản xuất thức ăn công nghiệp trong nước mọc lên như nấm. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng không bỏ qua món lời béo bở này. Rất nhanh, họ đã chiếm lĩnh thị trường thức ăn này với thị phần áp đảo. Chỉ có người chăn nuôi trong nước là thiệt thòi vì giá cả chông chênh, trong khi thương lái trong nước và chăn nuôi ngoài nước là lời to!
Ngành chăn nuôi lợn nước ta khó cạnh tranh bởi tồn tại quá nhiều hạn chế
Chuyện thịt lợn rớt giá thê thảm nhiều tháng qua thì ai cũng biết. Nguyên nhân tại sao thì cũng không còn lạ nữa, đó là do sản xuất “cung vượt cầu” và còn vì xuất khẩu bấp bênh theo hình thức tiểu ngạch. Tình trạng sản xuất thịt lợn chẳng khác gì chuyện dưa hấu trước đây, chỉ có điều là với lợn thì tệ hại hơn, bởi giá trị cao hơn, nên thiệt hại cũng lớn hơn nhiều.
Vấn đề muốn nói ở đây là chuyện xuất khẩu thịt lợn với hy vọng lập các vùng an toàn dịch bệnh để thuyết phục nước bạn mua cho. Không phải chúng ta đã không cố thuyết phục các nước bạn mở thị trường lợn cho mình. Nhưng như thông tin đã đưa, khi mời họ ăn họ khen ngon nhưng bảo mua thì họ lắc đầu. Chắc cái họ lo nhất đó là vấn đề an toàn thực phẩm và cái lớn hơn có lẽ là “không sạch bệnh”. Gần đây, cơ quan chức năng đã sang nước bạn để tìm xem liệu có cách nào giải cứu cho xuất khẩu thịt lợn không? Nhiều phương tiện thông tin đại chúng nhanh chóng đưa tin là nước bạn sẽ cho nhập thịt lợn đông lạnh, nhưng người lãnh đạo Bộ NN&PTNT đã nhanh chóng phủ nhận điều đó. Hy vọng vừa nhen nhóm đã bị dập tắt!
Ai cũng biết một trong các loại bệnh đáng sợ nhất là dịch lở mồm long móng (LMLM), một dịch bệnh tai ác lây lan đối với loài có móng như trâu bò, lợn ở các nước trong vùng.
Ở nước ta, dịch LMLM (FMD) đã hoành hành nhiều năm rồi. Do ý thức vệ sinh của người dân kém, quản lý thú y cũng yếu, nên việc chống dịch bệnh kém hiệu quả và dịch này thỉnh thoảng lại nổ ra.
Năm 2006, là năm dịch LMLM xảy ra rất mạnh ở nhiều tỉnh làm hàng chục nghìn gia súc nhiễm bệnh. Tháng 1/2011 cả nước có hơn 15 tỉnh nổ ra dịch LMLM, chủ yếu là ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Và mới đây thôi, tháng 5/2017 dịch LMLM lại phát ra ở đàn trâu bò Hà Tĩnh.
Cho đến thời buổi này rồi mà ở một số nơi xảy ra dịch bệnh vẫn có hiện tượng người ta vứt lợn chết ra sông suối, thì thử hỏi làm sao mà trừ diệt dịch bệnh tận gốc được!
Dịch LMLM là bệnh nguy hiểm ở các nước vùng Đông Nam Á, được coi là dịch bệnh của cả “vùng”. Trong buôn bán chính thống, vấn đề dịch bệnh luôn bị kiểm tra kỹ càng và chịu nhiều ràng buộc khắt khe của pháp luật thú y. Đừng nghĩ giản đơn rằng ở một trại, một tỉnh nào đó không phát bệnh thì hiển nhiên được xem là sạch dịch bệnh LMLM và ta có thể dễ dàng thuyết phục người mua nước ngoài. Điều đó giải thích tại sao, chuyện mua bán thịt lợn giữa ta và nước bạn thường chỉ xảy ra ở hình thức tiểu ngạch. Có lẽ cũng vì vậy, mà mấy nước quanh ta chỉ xuất khẩu được thịt gia cầm, chứ có dám nói chuyện xuất khẩu thịt lợn đâu!
Thêm nữa, việc giữ cho sạch bệnh LMLM đối với một quốc gia là rất công phu, phải mất nhiều năm với bao công sức và tiền của. Đó là lý do mà không ai dại gì đi nhập thịt lợn từ một nước nằm trong vùng dịch bệnh, nhất là ở nước đó gần đây vẫn thường xuất hiện dịch LMLM. Để tránh thiệt hại không đáng có cho chăn nuôi lợn, xin đừng làm cho người sản xuất mang ảo tưởng xuất khẩu được thịt lợn chính ngạch trong thời gian ngắn sắp tới (trừ trường hợp lợn sữa với số lượng ít ỏi).
Hãy lo tổ chức lại thị trường trong nước!
Trong kinh tế thị trường, cái đầu tiên phải suy nghĩ trước khi đưa ra quyết định kinh doanh đó là khâu thị trường, là bán nơi đâu. Đáng buồn là ở nước ta người ta vẫn quen bán cái mình có! Cứ sản xuất ra rồi kêu la thị trường, cầu cứu nhà nước. Lòng tốt của xã hội là đáng quý, nhưng sự giúp đỡ tiêu thụ chỉ có ý nghĩa với địa phương nhỏ hẹp, nhất thời, kiểu sản xuất như vậy không hợp với quy luật thị trường!
Ngành nông nghiệp đã có chương trình tái cơ cấu, hãy xem xét thận trọng để có chương trình phát triển vững chắc ngành chăn nuôi lợn nước ta. Tình hình trước mắt đòi hỏi phải kiên quyết giảm số đầu lợn, nhất là đàn lợn nái, đặc biệt là ở các vùng nuôi lợn tập trung cao. Người chăn nuôi phải trung thực, sản xuất ra các thực phẩm an toàn không có dư lượng kháng sinh và chất cấm để lấy lại lòng tin của thị trường. Cũng nên chú ý khai thác các nguồn gen lợn bản địa phù hợp với thị hiếu ăn uống của người Việt. Ngoài ra, do chăn nuôi lợn đang góp vào vấn nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, vì thế phải kiểm soát chặt chẽ vệ sinh môi trường ở các cơ sở, địa phương chăn nuôi lợn tập trung cao. Hình thức quy mô lớn với những trại lợn hàng trăm, hàng nghìn con nái đang gây nên ô nhiễm môi trường nghiêm trọng!
Để thiết thực giúp đỡ người nuôi lợn, cơ quan quản lý cũng nên cập nhật thường xuyên thông tin thị trường cho các nhà sản xuất.
Chúng ta không nên đặt hy vọng gì nhiều vào xuất khẩu thịt lợn bởi rào cản nghiêm ngặt của luật pháp Thú y. Hơn chục nghìn tấn thịt lợn sữa, lợn choai xuất khẩu đi Singapore và Hồng Kông chẳng thấm tháp gì đâu! Một đất nước có gần một trăm triệu dân, có thói quen ăn thịt lợn như nước ta thì thừa sức chủ động khâu tiêu thụ, tại sao lại cố sản xuất dư thừa để rồi phụ thuộc vào nước ngoài, khi họ có nhiều rào cản để từ chối hàng của mình bất cứ lúc nào. Mà để sản xuất ra lượng thịt lợn lớn, đến mức dư thừa như hiện nay, đâu phải dễ dàng, phải đánh đổi bằng bao nhiêu tỷ đô la nhập nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và nhiều thứ khác từ nước ngoài vào đấy!
Thật tình mà nói, thịt lợn không phải là một ưu thế xuất khẩu của nước ta cũng như các nước trong vùng có nhiều dịch bệnh. Lại nữa với nước ta khi giá thức ăn cao, luôn đắt hơn các nước chung quanh từ 1,2 – 1,3 lần, thì sản xuất thịt ở nước ta kém hiệu quả, khó cạnh tranh. Còn có một lý do mà ít người lưu ý nữa đó là ở các nước nhiệt đới, vật nuôi phải tăng cường thải nhiệt qua hô hấp, mất năng lượng nhiều nên tăng trọng thấp, lớn chậm hơn so với ở các nước ôn đới.
Chương trình tái cơ cấu ngành chăn nuôi cần phải tính toán kỹ vấn đề có tính chiến lược này, mới mong đưa ngành chăn nuôi lợn phát triển vững chắc! Có thế người chăn nuôi mới thực sự được hưởng lợi chứ không phải chỉ những công ty sản xuất thức ăn hay người trung gian. Hãy lo tổ chức lại thị trường thịt lợn rộng lớn trong nước để cho người dân được yên tâm tận hưởng những bữa ăn có thịt sạch, thịt an toàn.
GS – TS Lê Viết Ly
Nguyên Phó Viện trưởng
Viện Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT)
- Xuất khẩu thịt lợn chính ngạch li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất