Lục Yên (tỉnh Yên Bái) có tổng trên 19.400 con trâu, 1.450 con bò và khoảng 1 triệu con gia cầm.
Người dân xã Mai Sơn, huyện Lục Yên chủ động chăm sóc đàn gia súc trước mùa đông.
Những năm gần đây, vào mùa đông, do không chủ động được nguồn thức ăn dự trữ, chăn nuôi không đúng kỹ thuật, nên nhiều gia súc trên địa bàn bị chết rét, chết đói. Để chủ động phòng, chống đói, rét cho gia súc trong vụ đông xuân 2018 – 2019, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch phòng, chống cùng các biện pháp phòng, chống đói, rét cho gia súc, gia cầm được đẩy mạnh từ cuối mùa thu.
Trung tâm Dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp và UBND các xã, thị trấn đã tổ chức hướng dẫn người chăn nuôi, rà soát toàn bộ các hộ chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn các xã, thị trấn, nắm rõ danh sách các hộ chưa có chuồng nuôi để vận động các hộ đầu tư làm chuồng trại đảm bảo vệ sinh thú y và phòng, chống đói, rét cho gia súc…
Để bảo đảm đủ thức ăn cho đàn gia súc trong tiết trời lạnh giá, huyện vận động nhân dân thực hiện các biện pháp bảo quản và dự trữ thức ăn, nhất là rơm rạ, cỏ khô; chế biến thức ăn ủ chua, rơm ủ urê; tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu, bò, đảm bảo bình quân 5 – 7 kg rơm, rạ hoặc cỏ khô/con/ngày; vận động người dân không thả rông gia súc trên rừng, núi, chủ động đưa gia súc về chuồng nuôi nhốt, trong chuồng kín gió, nền chuồng khô ráo, sưởi ấm vào ban đêm; tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trâu, bò già, yếu; gia súc non cần có chế độ nuôi dưỡng phù hợp để tăng cường phòng, chống rét và dịch bệnh; hướng dẫn các hộ chăn nuôi thường xuyên vệ sinh chuồng trại, thu gom phân, rác độn chuồng bảo đảm nền chuồng luôn khô ráo, không bị đọng nước.
Gia đình anh Nguyễn Văn Thanh ở xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên nuôi 3 con trâu. Ngay đầu tháng 11 này, theo hướng dẫn của huyện, anh đã sửa chữa lại chuồng nuôi, tận dụng bao tải cũ, bạt cũ, mảnh nilon để vây quanh, không để gió lạnh lùa vào. Mái che cũng được sửa chữa lại để đêm xuống đàn trâu không bị nhiễm sương muối, không bị ẩm ướt trong những ngày mưa.
Bên cạnh đó, tận dụng rơm phơi khô, để trên sàn cao thoáng dự trữ, bổ sung thức ăn cho đàn trâu. Trao đổi với chúng tôi anh cho biết: “Bắt đầu vào mùa đông, tôi đưa trâu về chăn thả gần nhà, dự trữ rơm khô, ngô hạt, cám gạo để có thức ăn cho chúng trong những ngày giá rét. Tôi cũng chuẩn bị củi, vỏ trấu để đốt sưởi ấm cho trâu khi thời tiết lạnh giá”.
Theo ông Hoàng Văn Số – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Yên, UBND huyện đã ban hành chỉ thị, chỉ đạo các bộ phận chuyên môn phối hợp với các xã, thị trấn hướng dẫn nông dân thực hiện các giải pháp phòng chống đói, rét cho gia súc ngay từ đầu vụ. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chủ động dự trữ cỏ, rơm, lá ngô làm thức ăn và tận dụng chăn, vải, bạt cũ ủ ấm cho gia súc trong những ngày đông giá rét. Các xã vùng cao đưa gia súc thả rông về chuồng trại trước khi trời rét để chăm sóc và theo dõi.
Những ngày giá rét khi nhiệt độ ngoài trời dưới 12oC, tuyên truyền vận động người dân cho trâu, bò nghỉ làm việc và không chăn thả tự do, trâu, bò được nuôi nhốt tại chuồng có kiểm soát, thành phần dinh dưỡng bổ sung thức ăn tinh bột, đá liếm, nước uống ấm… để nâng cao sức đề kháng, đủ năng lượng chống rét và một số bệnh dịch.
Việc chủ động phòng, chống rét và dịch bệnh trong mùa đông cho đàn gia súc không chỉ góp phần bảo vệ tài sản lớn của người nông dân mà còn đóng vai trò quan trọng nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển chăn nuôi đại gia súc ở huyện Lục Yên một cách hiệu quả và bền vững.
Quang Thiều
Nguồn: Báo Yên Bái
- Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuẩn hóa 84 thủ tục hành chính lĩnh vực chăn nuôi và thú y
- Việt Nam ký 4 nghị định thư nông nghiệp, 3 thỏa thuận môi trường với Trung Quốc
- Sinh bệnh học của các bệnh do prion trong thú y
- Người tiên phong đưa hươu sao về Kon Tum
- AHDB: Sản lượng thịt lợn của Vương quốc Anh trong quý I/2025 tăng
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 15/04/2025
- Cơ hội chuyển đổi số trong chăn nuôi heo Việt Nam: Từ mô hình truyền thống đến chăn nuôi thông minh
- AVAC: Tiêm vắc xin AVAC ASF LIVE mũi 2 cho 270 con lợn giống
- Nuôi gà đồi sinh học bán theo con giá nửa triệu đồng
Tin mới nhất
T5,17/04/2025
- Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuẩn hóa 84 thủ tục hành chính lĩnh vực chăn nuôi và thú y
- Việt Nam ký 4 nghị định thư nông nghiệp, 3 thỏa thuận môi trường với Trung Quốc
- Sinh bệnh học của các bệnh do prion trong thú y
- Người tiên phong đưa hươu sao về Kon Tum
- AHDB: Sản lượng thịt lợn của Vương quốc Anh trong quý I/2025 tăng
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 15/04/2025
- Cơ hội chuyển đổi số trong chăn nuôi heo Việt Nam: Từ mô hình truyền thống đến chăn nuôi thông minh
- AVAC: Tiêm vắc xin AVAC ASF LIVE mũi 2 cho 270 con lợn giống
- Nuôi gà đồi sinh học bán theo con giá nửa triệu đồng
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
Bình luận mới nhất