[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 4 năm 2020 ước đạt 41 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 4 tháng đầu năm 2020 ước đạt 150 triệu USD, giảm 23,8% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi 4 tháng đầu năm 2020 ước đạt 1,36 tỷ USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi giảm cả lượng và giá trị
Năm thị trường xuất khẩu thịt và sản phẩm từ thịt lớn nhất của Việt Nam là Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Bỉ và Papua New Guinea với giá trị lần lượt là 10,9 triệu USD (giảm 37,5% so với cùng kỳ năm 2019); 5,4 triệu USD (giảm 59,8%); 3,3 triệu USD (tăng 24,2%); 1,4 triệu USD (giảm 34,2%) và 670,5 nghìn USD (giảm 28,5%).
So sánh với cùng kỳ năm 2019, giá trị xuất khẩu hầu hết các sản phẩm thịt đều giảm như lợn đông lạnh đạt 8,8 triệu USD, giảm 52,2%; thịt và các phụ phẩm từ thịt chế biến (chân lợn nấu chín, chân gà rút xương, khô gà, …) đạt 6,1 triệu USD, giảm 12,5%; thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gà đông lạnh đạt 3,1 triệu USD, giảm 50,5%; đùi ếch đông lạnh đạt 2,3 triệu USD, giảm 60,8%; …
Giá trị nhập khẩu chăn nuôi tháng 4/2020 ước đạt 364 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi 4 tháng đầu năm 2020 ước đạt 1,36 tỷ USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong 3 tháng đầu năm, giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 999,7 triệu USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm 2019. 5 thị trường nhập khẩu thịt và sản phẩm từ thịt của Việt Nam là Ôxtrâylia, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Thái Lan và Canada với giá trị lần lượt là 170,4 triệu USD, tăng 94% so với cùng kỳ năm 2019; 79 triệu USD (tăng 158,8%); 78,6 triệu USD (tăng 88,1%); 49,3 triệu USD (tăng 70,5%) và 22,3 triệu USD (cao gấp 14 lần).
So sánh với cùng kỳ năm 2019, giá trị nhập khẩu nhiều nhất là trâu, bò sống đạt 204,4 triệu USD (tăng 102,8%); thịt bò đông lạnh đạt 115,9 triệu USD (tăng 88,5%); thịt và phụ phẩm sau giết mổ của gà đông lạnh đạt 79,8 triệu USD (tăng 50,7%); thịt lợn đông lạnh đạt 39,7 triệu USD (tăng 444,5%).
Một số diễn biến trên thị trường trong nước và quốc tế
Trên thị trường kỳ hạn thế giới, giá lợn nạc giao tháng 5/2020 thị trường Chicago, Mỹ biến động giảm trong tháng qua với mức giảm 5,75 UScent/lb xuống c.n 47,225 UScent/lb (tương đương 24.094 đ/kg).
Tại thị trường Trung Quốc:
(1) Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đã Phê chuẩn thêm 7 nhà máy chế biến và 1 kho lạnh tại Thái Lan được phép xuất khẩu thịt gà sang thị trường này. Việc này được kỳ vọng sẽ giúp xuất khẩu thịt gà sang Trung Quốc đạt 364 triệu USD. Đầu năm 2020, GACC đã phê duyệt 15 nhà máy tại Thái Lan để nước này mở rộng xuất khẩu thịt gà sang Trung Quốc khi đại dịch COVID-19 đang gây cản trở việc xuất khẩu tại một số khu vực trên thế giới. Trong năm 2019, xuất khẩu thịt gà của Thái Lan sang Trung Quốc đạt 65,420 tấn;
(2) Giá thịt lợn giảm do thị trường vẫn chịu áp lực từ sự gián đoạn gây ra bởi đại dịch Covid-19, khiến các nhà máy chế biến thịt lợn phải đóng cửa. Trong quý 1/2020, sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm 29,1% so với cùng kỳ năm 2019 xuống còn 10,38 triệu tấn, theo dữ liệu chính thức công bố ngày 17/4, do nước sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới tiếp tục chịu tác động của dịch tả lợn, làm suy giảm mạnh quy mô chăn nuôi lợn. Tổng sản lượng thịt của Trung Quốc trong quý 1/2020, bao gồm thịt lợn, thịt b., thịt cừu và thịt gia cầm giảm 19,5% xuống còn 18,13 triệu tấn. Sản xuất chăn nuôi gia cầm bị thiệt hại nặng do các biện pháp kìm hãm sự lây lan của virus trong thời gian đỉnh dịch hồi tháng 2.
Trong nước, giá các sản phẩm gia cầm bán tại trại có xu hướng tăng sau khi Chính phủ quyết định dỡ lệnh cách ly xã hội, các hàng quán mở cửa trở lại khiến nhu cầu khởi sắc. Giá gà thịt lông màu khu vực miền Bắc tăng 8.000 – 10.000 đồng/kg lên 45.000 – 48.000 đ/kg. Giá gà thịt lông màu khu vực miền Trung tăng 1.000 – 5.000 đ/kg lên 38.000 – 42.000 đồng/kg. Giá trứng gà miền Bắc tăng 200 đồng/quả lên 1.400 – 1.500 đ/quả. Giá trứng gà miền Trung tăng 200 – 400 đ/quả lên 1.500 – 1.700 đ/quả. Giá trứng gà miền Đông Nam Bộ tăng 200 đ/quả, hiện ở mức 1.200 – 1.300 đ/quả.
Một số nhận định và dự báo
(1) Trung Quốc chuẩn bị giao dịch hợp đồng lợn sống kỳ hạn tương lai trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, đây sẽ là thị trường giao dịch lợn sống kỳ hạn tương lại thứ 2 thế giới sau Mỹ. Theo Ủy ban điều tiết Chứng khoán Trung Quốc cho biết, việc đưa lợn sống lên sàn giao dịch sẽ giúp cho các nhà giao dịch mặt hàng này quản l. được rủi ro, đồng thời giúp cho ngành thịt lợn phát triển. Song song đó, giao dịch lợn kỳ hạn cũng sẽ có tác động lên các chuỗi cung ứng liên quan, như thịt lợn, đậu tương… ;
(2) Dự báo mới đây từ USDA cho thấy lượng tiêu thụ thịt lợn năm 2020 của Trung Quốc có thể sẽ giảm 16% so với năm 2019 và 30% so với năm 2018. Trên thực tế, giá thịt lợn tăng mạnh là nguyên nhân dẫn đến tiêu thụ thịt lợn tại các thành phố lớn như Bắc Kinh giảm, người tiêu dùng tìm kiếm các sản phẩm khác thay thế. Trung Quốc cũng có chính sách khuyến khích người tiêu dùng tiêu thụ các loại thịt gia súc nhằm cân bằng cung thịt nội địa;
(3) Theo số liệu của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS), sản lượng bò và cừu đã tăng lần lượt 3.2% và 2.3% trong 9 tháng đầu năm 2019. Xu hướng này dự báo sẽ tiếp tục trong năm 2020.
Nguồn: Thông tin tham khảo về thị trường các sản phẩm chăn nuôi tháng 4, 2020
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản
- sản phẩm chăn nuôi li> ul>
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 10/12/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 03/12/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 26/11/2024
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 05/11/2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 22/10/2024
- Dê thịt có giá, người nuôi lãi từ 2 – 3 triệu đồng/con
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất