Tại hội thảo, các đại biểu được cung cấp tài liệu giới thiệu 41 sản phẩm kỹ thuật, công nghệ mới trong chăn nuôi, thú y.
Một số giống vật nuôi đầy triển vọng
Ngày 11/8, tại TP Nha Trang (Khánh Hòa), Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT) phối hợp Viện Chăn nuôi tổ chức hội thảo khuyến nông giới thiệu tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y.
Hội thảo đã giới thiệu một số giống gia cầm đầy tiềm năng trong chăn nuôi thú y. Ảnh: KS.
Tại hội thảo, các đại biểu được cung cấp tài liệu giới thiệu 10 sản phẩm và quy trình đạt tiến bộ kỹ thuật, 31 sản phẩm và quy trình có triển vọng chuyển giao.
Đại diện Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi Bình Thắng đã giới thiệu về kết quả chọn tạo dòng lợn nái SS1, SS2 và đực cuối TS3 được Cục Chăn nuôi chứng nhận tiến bộ kỹ thuật vào năm 2021.
Theo đó, 2 dòng lợn nái ông bà SS1, SS2 được Trung tâm này chọn tạo từ giống thuần Landrace và Yorkshire có nguồn gốc nhập khẩu từ Đan Mạch, Hoa Kỳ, Canada và Pháp.
Qua 3 thế hệ chọn tạo cho thấy các chỉ tiêu sinh sản của 2 dòng nái này ổn định về di truyền và năng suất.
Cụ thể, năng suất sinh sản của dòng nái SS1 thuần ở thế hệ 3 tương ứng số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lượng 21 ngày tuổi/ổ và số con cai sữa/nái/năm lần lượt là 13,4/ổ; 12,7 con/ổ và 28,5 con/nái/năm.
Còn năng suất sinh sản của dòng nái SS2 ở thế hệ 3 lần lượt 13,2 con; 12,6 con; 69,1kg và 28,3 con.
Riêng dòng đực TS3 được chọn tạo từ giống Duroc có nguồn gốc từ Canada, Hoa Kỳ và Đài Loan. Qua 3 thế hệ chọn tạo cho thấy lợn đực TS3 cũng có sự ổn định cao về mặt di truyền và năng suất.
Cụ thể, dòng TS3 có tốc độ tăng khối lượng, dày mỡ lưng, tỷ lệ nạc và tỷ lệ mỡ giắt.
Giới thiệu giống lợn. Ảnh: KS.
Còn đại diện Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi Gia cầm Vigova (gọi tắt Trung tâm Vigova) đã giới thiệu 4 dòng giống gia cầm gồm vịt Huba, vịt trứng xanh, vịt Hòa Lan và gà Hắc Phong.
Đây là những giống có chất lượng thịt, trứng thơm ngon phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong phân khúc chất lượng cao và đang được Trung tâm Vigova nghiên cứu chuyển giao.
Trong đó, đáng chú ý vịt Huba có tuổi đẻ từ 22 – 23 tuần tuổi, năng suất trứng 52 tuần lên đến 225 – 230 quả, tiêu tốn thức ăn cho sản xuất 10 trứng từ 3 – 3,2 kg, vịt có tỷ lệ sống đạt 98%.
Còn vịt trứng xanh được chọn tạo dòng từ con lai giữa một số vịt lông màu. Đặc điểm vịt này là trứng có khối lượng lớn, vỏ trứng xanh, vỏ trứng dày có độ chịu lực cao, tỷ lệ lòng đỏ cao, trứng thêm ngon, hàm lượng một số axit béo có lợi cho sức khỏe cao…
Về giống trâu đầm lầy Thái Lan nhập nội nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Gia súc, đại diện Trung tâm này cho hay, có khả năng thích nghi tốt với điều kiện nuôi dưỡng tại Bình Dương.
Trâu có tầm vóc to lớn, khối lượng và tỷ lệ thịt xẻ cao hơn trâu Việt Nam. Do đó, đại diện Trung tâm này cho rằng, cần tiếp tục nuôi thử nghiệm trâu đầm lầy Thái Lan tại các tỉnh phía Nam và Duyên hải miền Trung, cũng như thử nghiệm lai tạo, tạo trâu lai F1 giữa trâu đầm lầy với trâu F1…
TS. Phạm Công Thiếu, Viện trưởng Viện Chăn nuôi cho biết, ngành chăn nuôi và thủy sản của nước ta vẫn còn rất nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển. Thịt, trứng, sữa là sản phẩm chính của ngành chăn nuôi, đây cũng là những sản phẩm giúp cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Do đó ngành chăn nuôi, thú y phải phấn đấu trở thành một ngành hàng xuất khẩu tỷ đô như các mặt hàng khác. Và sở dĩ ngành chăn nuôi chưa xuất khẩu được bởi chúng ta không có vùng an toàn dịch bệnh.
Nghiên cứu cần bám sát định hướng
Ông Lê Minh Lịnh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, 3 năm gần đây công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi thú y thông qua dự án khuyến nông rất ít. Mặc dù có đề xuất các dự án nhưng không đáp ứng với chủ trương, định hướng của Bộ NN-PTNT.
Thời gian qua, việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi thú y thông qua dự án khuyến nông rất ít. Ảnh: KS.
Do đó, ông mong rằng trong thời gian tới, Viện Chăn nuôi cũng như các đơn vị nghiên cứu cần bám sát chủ trương, định hướng của Bộ ngành để chuyển giao nhiều hơn những kết quả nghiên cứu, tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất thông qua các mô hình, dự án khuyến nông.
Chẳng hạn, như phát triển những mô hình chăn nuôi theo hướng hữu cơ tuần hoàn, các mô hình khép kín, theo vùng nguyên liệu có chứng nhận VietGAP, an toàn dịch bệnh. Hay mô hình chăn nuôi bản địa gắn với du lịch, mô hình chăn nuôi gắn với xóa đói giảm nghèo cho những vùng sâu, vùng xa, hải đảo.
Ông Nguyễn Hữu Ninh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Ảnh: KS.
Ông Nguyễn Hữu Ninh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho biết: “Hội thảo hôm nay tổ chức để lắng nghe những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong lĩnh vực chăn nuôi thú ý.
Từ đó, chúng tôi sẽ tham mưu lãnh đạo Bộ NN-PTNT xây dựng chủ trương, định hướng cho phát triển những tiến bộ kỹ thuật, cũng như tiến bộ về giống để đưa vào sản xuất thông qua dự án khuyến nông.
Thông qua hội thảo này, Trung tâm cùng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường ghi nhận tiếp thu thông tin tài liệu, để trong thời gian tới khi xây dựng kế hoạch các dự án khuyến nông, chúng tôi xem xét để có thể hỗ trợ đưa các giống, quy trình kỹ thuật vào sản xuất”.
Ông Nguyễn Hữu Ninh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho biết, hiện nay lĩnh vực chăn nuôi còn hạn chế, không có sản phẩm xuất khẩu như các ngành khác. Do đó, ông cho rằng cần có định hướng làm sao để phát triển một cách đột phá, tương xứng với đóng góp khoa học công nghệ cũng như sản phẩm mình tạo ra trong thời gian vừa qua.
Kim Sơ
Báo Nông Nghiệp Việt Nam
- sản phẩm kỹ thuật li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T3,24/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất