5 lời khuyên trong việc quản lý tốt Amoniac trong chăn nuôi gà - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • 5 lời khuyên trong việc quản lý tốt Amoniac trong chăn nuôi gà

    Amoniac (NH3) là một chất khí vô hình có khả năng hòa tan trong nước và gây nguy hiểm cho môi trường. Nếu ô nhiễm đất hoặc nước xảy ra, nó có thể gây ra các vấn đề về môi trường như axit hóa và phú dưỡng, phá vỡ đa dạng sinh học và giảm chất lượng nước. 

     

    Tại các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), đại đa số (93,3%) tổng lượng khí Amoniac thải ra bắt nguồn từ nông nghiệp, trong đó có 3/5 là sinh ra từ phân gia súc, gia cầm và 2/5 còn lại từ đất.

    5 lời khuyên trong việc quản lý tốt Amoniac trong chăn nuôi gà

    Tỷ lệ khí thải Amoniac của châu Âu năm 2013 (%)

     

    1. Tổng quan về Amoniac trong chuồng nuôi gà

     

    Amoniac trong mỗi trang trại chăn nuôi đến chính từ những con gà. Nitơ chưa sử dụng được bài tiết dưới dạng acid uric (80%), Amoniac (10%) và ure (5%). 

     

    Khi khí Amoniac tiếp xúc với hơi ẩm, nó phản ứng và tạo thành một dung dịch ăn mòn cơ bản gọi là amonium. Dung dịch ammonium này gây nguy hại đến sức khỏe của gà. Các amonium ăn mòn lớp niêm mạc đường hô hấp của gà và làm tê liệt hoặc thậm chí phá hủy lông nhung của các tế bào biểu mô.

     

    Điều đó khiến cho các chất nhầy trên bề mặt lớp niêm mạc khí quản không thể được làm sạch (bình thường các lông nhung khi chuyển động sẽ đồng thời làm sạch lớp chất nhầy này) dẫn đến việc các mầm bệnh bị mắc kẹt trong các dịch nhầy đó rồi trôi đến phổi hoặc túi khí của gà gây nhiễm trùng hệ hô hấp.

     

    Nhiều quốc gia quy định, nồng độ Amoniac tối thiểu chỉ được phép ở 20-25ppm, vì trên mức này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người và động vật. Tuy nhiên, trên thực tế, nồng độ Amoniac trong một số trang trại chăn nuôi gà thịt có thể dễ dàng vượt quá 30-70 ppm, đặc biệt là vào mùa đông. Theo khuyến cáo của EU, nồng độ NH3 không được vượt quá 20 ppm trong 8h liên tục hoặc 35 ppm trong 10 phút liên tục trong bất kỳ khoảng thời gian sống nào của mỗi con gà.

     

    2. Ảnh hưởng của Amoniac đối với sức khỏe và khả năng tăng trọng của gà

     

    Nồng độ Amoniac trong chuồng nuôi cao có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng tăng trọng của gà. Tuy nhiên, điều đáng nói là không dễ để đo lường được mức độ ảnh hưởng cụ thể là bao nhiêu. 
    Gà thường không bị phơi nhiễm với nồng độ Amoniac rất cao trong thời gian dài, trừ khi trại đó thông gió kém, hoặc chế độ ăn của gà không cân bằng dinh dưỡng.

     

    Nghiên cứu gần đây đã tiết lộ rằng nhiều thay đổi ở cấp độ phân tử có thể xảy ra khi gà được thử thách với nồng độ Amoniac cao, ngay cả trong thời gian ngắn. Nồng độ Amoniac trong không khí quá cao trong bất kỳ khoảng thời gian nào đều sẽ gây khó chịu cho gà.

    5 lời khuyên trong việc quản lý tốt Amoniac trong chăn nuôi gà

    Quản lý tốt nồng độ Amoniac trong chuồng sẽ giúp gà khỏe mạnh và tăng trọng tốt hơn

     

    Amoniac là một chất gây oxy hóa mạnh có thể gây viêm. Các thử nghiệm đã chỉ ra rằng nồng độ Amoniac cao có thể làm thay đổi chức năng sinh lý của các cơ quan nội tạng động vật, làm giảm chuyển hóa năng lượng, gây ra hiện tượng chết rụng tế bào và gây tổn thương ty thể ở niêm mạc đường tiêu hóa.

     

    Tiếp xúc với nồng độ Amoniac cao ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của hệ thống miễn dịch cũng như nhung mao ruột và lớp màng nhầy niêm mạc của gà – đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tăng trọng toàn đàn giảm.

     

    3. Quản lý Amoniac trong trang trại chăn nuôi gà

     

    Mục tiêu của hầu hết các nhà chăn nuôi là loại bỏ nồng độ Amoniac cao ngay từ đầu, hoặc kiểm soát viêm nhiễm gây ra bởi Amoniac và giảm thiểu tác động của chúng đến sức khỏe và tăng trọng của toàn đàn. Dưới đây là 5 cách để giảm nồng độ Amoniac trong trang trại chăn nuôi nuôi gia cầm bất kỳ nào:

     

    • Khẩu phần ăn và quản lý chế độ ăn uống, một chế độ ăn uống cân bằng, hoàn chỉnh có tầm quan trọng cao nhất. Các vấn đề liên quan đến hiệu suất tiêu hóa di truyền, chế phẩm thức ăn và thuốc có thể dẫn đến tình trạng phân ướt trên gà và làm tăng nồng độ Amoniac cũng như làm chuồng nuôi nặng mùi cùng với việc giảm hiệu suất tiêu hóa thức ăn của gà thịt.
    • Tối ưu hóa mật độ chăn thả để giúp hạn chế độ ẩm quá mức trong chuồng nuôi, từ đó giảm quá trình kỵ khí.
    • Điều chỉnh tốc độ thông gió – nếu nồng độ Amoniac tăng, chuồng trại cần thông thoáng hơn. Tuy nhiên, điều này cần phù hợp với khí hậu và nhiệt độ trong chuồng.
    • Điều chỉnh nhiệt độ: nhiệt độ nên được điều chỉnh phù hợp với tiểu khí hậu chuồng nuôi và các quy định liên quan đến phúc lợi vật nuôi của quốc gia đó.
    • Cải thiện khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng. Điều này có thể đạt được bằng cách bổ sung các chất phụ gia vào chế độ ăn uống cho đàn gà.

     

    Trong 5 việc trên, quản lý chế độ ăn uống là biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất. Tổng lượng nitơ trong phân của gà có thể được giảm đáng kể bằng cách xây dựng chế độ ăn dựa trên yêu cầu axit amin của gà thay vì trên tổng protein thô.

     

    Khi tỷ lệ phần trăm protein thô trong chế độ ăn uống được hạ xuống và thay thế bằng các nguồn protein thông thường (ví dụ như bột đậu nành, bột hướng dương) với axit amin tổng hợp, duy trì chất dinh dưỡng được tối đa hóa. Giảm protein trong khẩu phần ăn từ 3-5% có thể làm giảm 60% tổng lượng nitơ thải ra từ gà thịt và gà đẻ.

    5 lời khuyên trong việc quản lý tốt Amoniac trong chăn nuôi gà

    Tổng quan về sự bay hơi của Amoniac trong trại

     

    Một chế độ ăn uống cân bằng được tạo nên từ những thành phần có mức tiêu hóa cao và các chất phụ gia thức ăn giúp gà tăng khả năng tiêu hóa tại ruột non. Viêm nhiễm gây ra bởi stress có thể làm giảm đáng kể khả năng tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng bao gồm protein.

     

    Một con gà có ruột bị viêm và không khỏe mạnh thì sẽ không có khả năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn tốt, ngay cả khi gà được hỗ trợ tiêu hóa bởi các enzyme ngoại sinh. Bởi vậy nên việc giữ cho đường tiêu hóa luôn khỏe mạnh, hoạt động tốt trong suốt giai đoạn phát triển là chìa khóa để giảm sự bài tiết của thức ăn không tiêu hóa và hấp thụ được trong phân từ đó làm giảm sự bay hơi Amoniac trong chuồng nuôi.

     

    VietDVM team biên dịch

    (theo biomin)

    2 Comments

    1. Nguyễn Văn Thái

      – Tôi hiện đang ở Xã Lộc Nam, Huyện Bảo Lâm, Tỉnh Lâm Đồng.
      – Tôi đang có kế hoạch muốn nuôi 1000 con gà ta thả vườn.
      – Tôi đang chưa biết lựa chọn con giống như nào cho phù hợp với mô hình nuôi gà thả vườn.
      Mục tiêu cung cấp gà sạch cho thị trường tại đây.
      Xin vui lòng tư vấn cho tôi.
      Xin chân thành cảm ơn!

    2. Hiếu

      Liên hệ mình nhé 0933723172 chuyên cung cấp con giống hỗ trợ kỹ thuật kv Lâm Đồng

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.