6 điểm nhấn ngành chăn nuôi 2019 - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • 6 điểm nhấn ngành chăn nuôi 2019

    Kính mời quý độc giả của Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam tham khảo những điểm nhấn của ngành chăn nuôi trong năm 2019.

     

    1. Đại dịch ASF tàn phá ngành chăn nuôi lợn

     

    Từ tháng 2/2019, ASF lây lan trên diện rộng và xảy ra ở nhiều địa phương trên cả nước (tổng số lợn tiêu hủy khoảng 5,9 triệu con với trọng lượng 337,8 nghìn tấn, chiếm 8,9% tổng sản lượng thịt cả nước); đàn lợn giảm khoảng 26,8% so với cùng thời điểm năm 2018; sản lượng thịt lợn cả năm khoảng 3,3 triệu tấn, giảm 13,5% so với năm 2018.

    Tiêu hủy lợn mắc bệnh ASF ngay trong đêm tại Thị trấn Kinh Môn, tỉnh Hải Dương (Ảnh: Trần Hiền)

     

     Đến nay, ASF tại nhiều địa phương từng bước được kiểm soát, số lượng lợn tiêu hủy giảm nhiều, hiện giá thịt lợn hơi đang tăng mạnh nên nhiều địa phương chủ động tái đàn nhưng được kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế bùng phát và lây lan dịch bệnh trên đàn lợn.

     

    Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, chỉ đạo rất cụ thể và sát sao; Bộ Nông nghiệp và PTNT, các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố đã triển khai quyết liệt. Đã có trên 50 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn phòng, chống bệnh ASF. Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì, chỉ đạo tại 05 Hội nghị về phòng, chống bệnh ASF và trực tiếp đến cơ sở để kiểm tra và chỉ đạo tổ chức công tác phòng, chống ASF. Bộ đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo để quán triệt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh; phối hợp với các tổ chức quốc tế (OIE, FAO) và các nước hỗ trợ Việt Nam trong phòng, chống dịch bệnh và tổ chức nghiên cứu vắc xin ASF…
    Qua đó, đã giảm thiệt hại ở mức thấp nhất do dịch bệnh; một số trại chăn nuôi đẩy mạnh các biện pháp an toàn sinh học, sử dụng chế phẩm tăng cường sức đề kháng; người chăn nuôi quan tâm áp dụng có hiệu quả các biện pháp an toàn sinh học và vệ sinh phòng bệnh; nhiều địa phương đã chủ động cho tái đàn. Chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh ASF thực hiện theo các Quyết định: số 793/QĐ-TTg ngày 27/6/2019, số 716/QĐ-TTg ngày 12/6/2019. Chính phủ đã bố trí ngân sách hơn 5.000 tỷ để hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh.

     

    ASF được coi là “một cơn bão” mà tàn dư của nó vẫn để lại. Không chỉ gây thiệt hại  cho người chăn nuôi mà chuỗi giá trị ngành chăn nuôi như (cung ứng nguyên liệu, sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thiết bị, dịch vụ….) của ngành đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. ASF cũng là từ khóa mà độc giả Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2019.

     

    2. Giá lợn tăng cao kỷ lục

     

    Việc đàn lợn bị giảm sút mạnh do ASF đã ảnh hưởng lớn đến giá lợn thịt được cung cấp trên thị trường. Giá lợn hơi leo thang liên tục từ đầu tháng 9, do nguồn cung thịt lợn trong nước khan hiếm. Giá lợn hơi liên tục biến động từng ngày, thậm chí từng giờ. Có những địa phương ghi nhận kỷ lục có trang trại bán được lợn với giá  96.000 – 97.000 đồng/kg, thậm chí vượt mốc 100.000 đồng/kg. Tình trạng sốt giá và khan hàng diễn ra trên cả nước, mỗi ngày là một kỷ lục mới được thiết lập đẩy giá lợn thịt tăng cao. Thịt ba chỉ, nách… vượt mốc hơn 200.000/kg; thậm chí sườn thăn, nạc thăn có nơi còn bán tới 230.000-250.000 đồng/kg. Lần đầu tiên trong lịch sử ngành chăn nuôi, giá thịt lợn cao hơn giá thịt bò. Điều này đã tác động không nhỏ đến bữa cơm gia đình và việc kinh doanh của nhiều người.

    Giá thịt lợn tăng cao tác động không nhỏ đến bữa cơm gia đình và việc kinh doanh của nhiều người.

     

    Theo Tổng cục Thống kê, dịch tả lợn châu Phi khiến tổng đàn heo cả nước giảm 6 triệu con, tương đương 342.000 tấn thịt. Bộ Công Thương dự báo nhu cầu cung thịt heo trong tháng 12 và tháng 1/2020 khoảng 600.000 tấn. Vì thế lượng thịt thiếu hụt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán sẽ quanh mức 300.000 tấn.

     

    3. Tổng kết 10 năm Chiến lược chăn nuôi

     

    Sau 10 năm triển khai Chiến lược, ngành chăn nuôi đã đạt được sự tăng trưởng khá cao và ổn định với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 5 – 6%/năm, trong đó giai đoạn 2011 – 2015 đạt 4,5 – 5%, giai đoạn 2016 – 2018 đạt trung bình 6%/năm. Kết quả trên cũng đã góp phần duy trì mức tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp, đáp ứng cơ bản nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước, thay thế nhập khẩu và bước đầu cho xuất khẩu một số sản phẩm. Tuy nhiên, so với mục tiêu chung, tăng trưởng không đạt.

    Sản lượng các sản phẩm chăn nuôi thịt, trứng, sữa qua các giai đoạn

     

    Bên cạnh đó, tỷ trọng trung bình ngành chăn nuôi trong ngành nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2015 đạt 30,5%, năm 2018 đạt 32%, thấp hơn so với mục tiêu của Chiến lược đặt ra (38% vào năm 2015). Như vậy là chỉ tiêu này sẽ không đạt được như mục tiêu định hướng của chiến lược lên 42% vào năm 2020.

     

    Cũng trong giai đoạn 2008 – 2018, sản lượng thịt các loại tăng trên 1,5 lần, trứng tăng 2,3 lần, sữa tươi tăng 3,6 lần, thức ăn chăn nuôi công nghiệp tăng gần 2,4 lần. Từ chỗ thiếu thực phẩm, đến nay ngành chăn nuôi đã cơ bản cung cấp đủ cho thị trường trong nước các loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao (thịt, trứng, sữa), một số sản phẩm chăn nuôi đã được xuất khẩu (thịt lợn sữa, trứng vịt muối, mật ong, tổ yến, sữa và các sản phẩm từ sữa…).

     

    Năm 2018, sản lượng thịt hơi các loại đạt trên 5,4 triệu tấn (thịt lợn đạt 3,8 triệu tấn, thịt gia cầm 1,1 triệu tấn, các loại khác 0,5 triệu tấn) tương đương 37,8 triệu tấn thịt xẻ. Số lượng trứng 11,6 tỷ quả và trên 936.700 tấn sữa tươi nguyên liệu.

     

    Như vậy, so với mục tiêu Chiến lược đề ra đến năm 2020, sản lượng thịt hơi các loại khoảng 7,8 triệu tấn (5,5 triệu tấn thịt xẻ) thì khó đạt được. Sản lượng trứng 13,8 tỷ quả và sản lượng sữa tươi 1 triệu tấn đến năm 2020 thì về cơ bản có thể đạt được so với kế hoạch.

     

    4. Chăn nuôi, giết mổ và chế biến sản phẩm công nghệ cao tiếp tục được đầu tư

     

    Ngành chăn nuôi trong năm 2019 tiếp tục chứng kiến “làn sóng” đầu tư công nghệ cao. Nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp đã tìm thấy cơ hội trong thách thức.

     

    Cụ thể, tháng 8/2019, tại UBND tỉnh Bình Phước, trước sự chứng kiến của đại diện Bộ NN&PTNT cùng Tham tán nông nghiệp Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Bình Phước đã ký kết hợp tác đầu tư 3 dự án nông nghiệp áp dụng công nghệ cao với tổng số vốn là 1.700 tỷ đồng. Ba dự án được ký kết gồm:

     

    1. Dự án xây dựng khu chăn nuôi gà thịt xuất khẩu chất lượng cao Bình Phước với tổng vốn đầu tư khoảng 1.150 tỷ đồng. Dự án này do Công ty Trách nhiệm hữu hạn De Heus (Hà Lan) liên doanh với Tập đoàn Hùng Nhơn làm chủ đầu tư.

     

    2. Dự án hợp tác xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi gà thịt xuất khẩu 10 triệu con/năm, xây dựng nhà máy giết mổ gà thịt xuất khẩu 5.000 con/ngày và xây dựng khu điều hành hỗ trợ và hạ tầng kỹ thuật và vùng cách ly.

     

    3. Dự án xây dựng khu chăn nuôi bò thịt ứng dụng công nghệ cao và liên kết phát triển nuôi bò thịt dưới tán rừng HNT&T 159 Bình Phước với tổng vốn đầu tư khoảng 500 tỷ đồng.

     

    4. Dự án do Tập đoàn Hùng Nhơn (tỉnh Bình Phước) và Công ty Cổ phần T&T 159 (tỉnh Hòa Bình) làm chủ đầu tư xây dựng khu chăn nuôi  bò tập trung khoảng 100ha với 10.000 con/năm.

     

    Tại Bình Phước, nhà máy chế biến thực phẩm của Công ty Trách nhiệm hữu hạn CPV FOOD có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây nhà máy tại Khu công nghiệp Becamex Bình Phước. CPV Food Bình Phước được xây dựng để sản xuất thức ăn chăn nuôi xuất khẩu dành riêng cho gà, với quy mô 600.000 tấn thức ăn chăn nuôi/năm; vốn đầu tư 157,6 triệu USD. Dự kiến hoàn thành và hoạt động từ tháng 4/2020.

     

    Tháng 5/2019, UBND tỉnh Bình Định đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty TNHH Giống gia cầm Minh Dư đầu tư dự án Cơ sở chăn nuôi và sản xuất giống gia cầm công nghệ cao Minh Dư tại thôn An Long 2, xã Canh Vinh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định. Mục tiêu dự án là đầu tư xây dựng cơ sở chăn nuôi và sản xuất giống gia cầm nhằm đáp ứng nhu cầu con giống cho ngành chăn nuôi trong tỉnh và cả nước. Quy mô khoảng 29,7 triệu con gà giống thương phẩm 01 ngày tuổi/năm. Diện tích đất thực hiện dự án khoảng 395.137m2. Tổng vốn đầu tư 262,163 tỷ đồng.

     

    Cuối tháng 10/2019, tại thôn Phúc Tiên, xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Nhà máy giết mổ – chế biến gia cầm xuất khẩu Viet Avis khánh thành.Hiện tại, đây là nhà máy giết mổ và chế biến gia cầm hiện đại nhất miền Bắc Việt Nam, có công suất 4.500 con/giờ ở giai đoạn 1 và sẽ nâng lên 9.000 con/giờ ở giai đoạn 2. Đây là dự án liên danh giữa Công ty Cổ phần Nông sản Gia Phú và Tập đoàn Master Good (Hungagry), với tổng vốn đầu tư khoảng 300 tỷ đồng.

    Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Hungary trong nhà máy giết mổ – chế biến gia cầm xuất khẩu Viet Avis

     

    Đối với Tập đoàn Mavin, năm 2019 tập đoàn đưa ra tham vọng xuất khẩu thịt vịt. Cụ thể, hiện Mavin đã phát triển các trung tâm sản xuất giống vịt bố mẹ tại các tỉnh: Hưng Yên, Phú Thọ, Thái Bình, Hậu Giang, Đồng Tháp với tổng công suất có thể sản xuất lên tới 12 triệu vịt con mỗi năm. Tập đoàn này cũng cho biết, với các cải tiến về giống và ứng dụng công nghệ mới trong phương thức chăn nuôi, Mavin sẽ đặt mục tiêu chiếm lĩnh 40% thị phần vịt tại Việt Nam trong vòng 5 năm tới.

     

    5. Thủ tục hành chính được cắt giảm

     

    Theo Cục Chăn nuôi trong hơn 10 năm qua (2008 – 2018) triển khai tinh giản, áp dụng phương thức điện tử, trực tuyến vào thực hiện thủ tục hành chính đã giúp tiết kiệm chi phí, thời gian cho tổ chức, cá nhân, góp phần tích cực vào sự phát triển của ngành chăn nuôi.

    Thủ tục hành chính trong lĩnh vực Chăn nuôi tiếp tục được cắt giảm

     

    Hàng năm, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các đơn vị tiến hành rà soát thủ tục hành chính để sửa đổi, bổ sung và trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định về thủ tục hành chính trong chăn nuôi theo hướng đơn giản hóa, bãi bỏ thủ tục hành chính không phát sinh hồ sơ, rút ngắn thời gian giải quyết.

     

    Đồng thời, Bộ NN&PTNT phân công, phân cấp cho địa phương trực tiếp giải quyết một số thủ tục hành chính và sắp xếp, tổ chức bộ máy cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp về chăn nuôi theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu quản lý nhà nước về chăn nuôi.

     

    Đến nay, Bộ NN&PTNT  đã áp dụng phương thức điện tử, trực tuyến trong tiếp nhận, xử lý hồ sơ đối với 9 nhóm thủ tục hành chính trong chăn nuôi. Từ tháng 10/2015, ngành chăn nuôi đã thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia đối với nhóm 3 thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu.

     

    Đến tháng 2/2017, đã triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với nhóm 3 thủ tục đăng ký thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước và hoàn thành thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với nhóm 3 thủ tục thức ăn chăn nuôi nhập khẩu vào tháng 7/2019.

     

    6. Xuất nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt kỷ lục

     

    Trong năm 2019, có 600 doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt gia súc, gia cầm (năm 2018 có 552 doanh nghiệp), trong đó có 150 doanh nghiệp nhập khẩu thịt lợn va sản phẩm thịt lợn (tăng 50 doanh nghiệp so với năm 2018); số lượng thịt va sản phẩm thịt gia súc, gia cầm nhập khẩu từ các nước tính đến ngày 15/12/2019 là 280.474 tấn (tăng khoảng 17% so với cùng kỳ năm 2018 là 239.000 tấn).

     

    Tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 11 tháng đầu năm 2019 ước đạt 638 triệu USD (Theo Tổng cục Hải quan), tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, cả nước xuất khẩu khoảng 11,5 ngàn tấn thịt lợn các loại, kim ngạch đạt trên 55,3 triệu USD; trên 23,3 ngàn tấn thịt gà, kim ngạch đạt gần 22,2 triệu USD; trên 30 ngàn tấn mật ong; khoảng 2 triệu con gà giống; ngoài ra còn xuất khẩu được gần 22 triệu USD thịt chế biến.

     

    HƯƠNG GIANG tổng hợp

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.