Trước thực trạng tiến độ của một số dự án đầu tư chăn nuôi quy mô lớn, trọng điểm của tỉnh còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu, ngành nông nghiệp và môi trường đang tích cực phối hợp với chủ đầu tư và các địa phương liên quan tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án.
Dự án Khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện, Thanh Hóa I (Ngọc Lặc) hoàn thành đi vào hoạt động giai đoạn 1.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2 dự án đầu tư chăn nuôi quy mô lớn, trọng điểm thuộc lĩnh vực nông nghiệp còn chậm tiến độ, đó là: Dự án chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa do Công ty TNHH Hai thành viên Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và Thực phẩm sữa Yên Mỹ làm chủ đầu tư; Dự án Khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện, Thanh Hóa I tại huyện Ngọc Lặc do Công ty CP Xuân Thiện Thanh Hóa làm chủ đầu tư.
Dự án chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp tại tỉnh Thanh Hóa đã được UBND tỉnh cho thuê đất giai đoạn 1 với diện tích 95ha/165ha. Đến tháng 4/2025, chủ đầu tư dự án đã hoàn thành việc đầu tư, xây dựng 15 khu chuồng nuôi. Trong đó, 12 khu chuồng nuôi bò vắt sữa, bò tơ và 3 khu chuồng nuôi bê. Ngoài ra, còn có trung tâm xử lý nước sạch; trung tâm xử lý nước thải; hệ thống dàn vắt sữa số 1; hệ thống điện trung thế, hạ thế, trạm biến áp; hệ thống tách phân/xối xả/BRU; bệnh viện bò; nhà văn phòng; đường dẫn bò và kho bedding, cấp thoát nước hạ tầng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.
Hiện dự án đang nuôi 4.800 con bò sữa và đã có 3.155 con bò cái đang được vắt sữa với sản lượng bình quân 30 lít/con/ngày. Chủ đầu tư đang triển khai thi công trung tâm thức ăn (ước đạt 97% tổng khối lượng); hệ thống dàn vắt sữa số 2 (ước đạt 95% tổng khối lượng); hệ thống thanh trùng sữa đang xây dựng và mua thiết bị. Đến nay, dự án đã giải ngân được 831/962 tỷ đồng vốn phục vụ xây dựng giai đoạn 1. Tuy nhiên, dự án có 1,5ha của 16 hộ dân thuộc huyện Như Thanh không phù hợp với quy hoạch khu chức năng theo Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Nghi Sơn đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, mở rộng tại Quyết định số 1699/QĐ-TTg ngày 7/12/2018. Đến nay, địa phương chưa bố trí được mặt bằng tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng theo quy định gây ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện của dự án.
Tại Dự án Khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện, Thanh Hóa I, hiện đã giải phóng mặt bằng được 95/112ha (đạt 84,8%). Đến nay, dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động giai đoạn 1 và đang thả nuôi với 70.256 con lợn các loại. Trong đó, lợn đực 156 con, lợn nái 5.361 con, lợn nái hậu bị 673 con, lợn con theo mẹ 16.290 con, lợn con cai sữa 20.342 con, lợn hậu bị 6.064 con, lợn thịt 21.370 con. Cùng với đó, chủ đầu tư đã xây dựng hoàn thành đi vào hoạt động Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi từ ngày 31/3/2024; hoàn thành và đi vào hoạt động Nhà máy sản xuất phân vi sinh; Nhà máy chế biến nông sản. Mặc dù, Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đã đi vào hoạt động, nhưng đường vào của nhà máy chưa được thi công vì chưa giải phóng mặt bằng với diện tích 17ha do các hộ yêu cầu bồi thường quá cao, chưa đạt sự đồng thuận.
Theo ông Đặng Văn Hiệp, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa: “Nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án, sở đang tích cực phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn nhà đầu tư hoàn thiện các trình tự, thủ tục hồ sơ theo quy định của pháp luật thuộc chức năng, quản lý Nhà nước của ngành nông nghiệp”.
Bài và ảnh: Hải Đăng
Nguồn: Báo Thanh Hóa
Thanh Hóa: Cho phép trang trại lợn Agri-Vina hoạt động trở lại
Thanh Hóa: FiveF đầu tư trang trại chăn nuôi tại huyện Thạch Thành
- chăn nuôi lợn li>
- Thanh Hóa li> ul>
- AHDB: Sản lượng thịt bò và thịt cừu của Vương quốc Anh trong quý I/2025 giảm
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi vịt
- Phú Yên: Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học
- TPHCM nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch thịt heo
- An toàn sinh học: Hướng đi bền vững và hiệu quả cho ngành chăn nuôi Tây Nguyên
- Hanvet: Hiệu quả sử dụng SUPER ZYM bổ sung thức ăn cho lợn giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm phát thải trong chăn nuôi
- Hiệu quả và tiềm năng ứng dụng công nghệ expander trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stress nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Ngành chăn nuôi đối diện với cơn bão thuế: Thời cơ xen lẫn thách thức!
Tin mới nhất
T2,28/04/2025
- AHDB: Sản lượng thịt bò và thịt cừu của Vương quốc Anh trong quý I/2025 giảm
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi vịt
- Phú Yên: Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học
- TPHCM nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch thịt heo
- An toàn sinh học: Hướng đi bền vững và hiệu quả cho ngành chăn nuôi Tây Nguyên
- Hanvet: Hiệu quả sử dụng SUPER ZYM bổ sung thức ăn cho lợn giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm phát thải trong chăn nuôi
- Hiệu quả và tiềm năng ứng dụng công nghệ expander trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stress nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Ngành chăn nuôi đối diện với cơn bão thuế: Thời cơ xen lẫn thách thức!
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Bình luận mới nhất