1. CHĂN NUÔI ĐƯỢC MÙA, ĐƯỢC GIÁ
Năm 2018 ngành chăn nuôi giữ được sự ổn định sau chặng đường suy thoái những năm trước, giá của các sản phẩm chăn nuôi đã được duy trì và giữ ở mức khá, giúp người chăn nuôi cơ bản có lãi. Tổng sản lượng thịt hơi đạt 5,31 triệu tấn, tăng 2,1%. Giá trị sản xuất lĩnh vực chăn nuôi ước tăng 3,98%, cao hơn mục tiêu đề ra (2,1%). Thịt lợn đạt khoảng 3,8 triệu tấn (tăng 2,2%), thịt gia cầm đạt khoảng 1,1 triệu tấn (tăng 6,1%), trứng gia cầm đạt khoảng 11,5 tỷ quả (tăng 11,0 %), sữa tươi đạt 960 ngàn tấn (tăng 9,0%, về đích trước 2 năm so với mục tiêu của Chiến lược).
Năm 2018, giá của các sản phẩm chăn nuôi đã được duy trì và giữ ở mức khá, giúp người chăn nuôi cơ bản có lãi
2. SỐT GIÁ LỢN
Giá thịt lợn hơi bắt đầu hồi phục từ tháng 4/2018, sau đúng 01 năm xuống thấp. Giá lợn hơi tiêu chuẩn loại siêu nạc từ 100-120 kg/con đ. vượt ngưỡng 30.000 đ/kg và tăng lên 35.000 – 38.000 đ/kg trong tháng 4-5/2018 sau đó tăng cao lên 50.000-53.000 đ/kg trong suốt Quý 3.
Có thời điểm, ở một số vùng giá lợn hơi đã lên đến 55.000 – 58.000 đ/kg, gây tác động lớn đến việc tăng chỉ số CPI. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, giá thịt lợn của Việt Nam cao nhất thế giới.
Theo tính toán, năm 2018, người chăn nuôi lãi 34.000 tỷ đồng, phần nào đó bù đắp cho năm 2017 khi thua lỗ tới 100.000 tỷ đồng. Song, số lãi này người chăn nuôi nhỏ lẻ lại không được hưởng nhiều, vì thời gian trước đó giá chạm đáy, chăn nuôi nhỏ lẻ treo chuồng hàng loạt; chỉ có những trang trại, doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI trường vốn, giữ được đàn đã thu lợi nhuận lớn.
Tuy nhiên, giá lợn hơi tăng quá cao đã khiến giá bán thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn tăng, người tiêu dùng phải mua với giá cao, từng bước chuyển sang tiêu thụ các sản phẩm khác thay thế, thị phần thịt lợn đã có xu thế giảm.
Cùng với đó, tạo điều kiện cho việc nhập thịt lợn đông lạnh vào Việt Nam. Theo Bộ NN&PTNT, 11 tháng đầu năm 2018, Việt Nam nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi (thịt, trứng, sữa) lên tới gần 2,3 tỉ USD.
3. QUỐC HỘI THÔNG QUA LUẬT CHĂN NUÔI
Chiều 19/11/2018, Luật Chăn nuôi đ. được Quốc hội thông qua với 454/464 phiếu tán thành, chiếm tỷ lệ 93,61%. Luật quy định về hoạt động chăn nuôi; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động chăn nuôi; quản l. nhà nước về chăn nuôi với 8 chương, 83 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020.
Việc ban hành Luật Chăn nuôi được coi là một bước ngoặt đột phá, có tác động đến sinh kế hàng triệu hộ chăn nuôi trực tiếp và hàng trăm nghìn lao động tham gia vào các công đoạn khác nhau của ngành, bao gồm: Sản xuất và kinh doanh TĂCN, thuốc thú y, thiết bị chăn nuôi, giết mổ và chế biến thực phẩm; Nuôi và chăm sóc thú cảnh, bảo tồn nguồn gen, biểu diễn nghệ thuật, nghiên cứu khoa học về chăn nuôi. Mục tiêu của Luật là tạo điều kiện tốt nhất, giải phóng các tiềm năng, lợi thế, nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi.
Điểm mới quan trọng nhất của Luật là quy định chăn nuôi là ngành có điều kiện, trong đó có quy định hộ chăn nuôi, chủ trang trại phải đăng ký số lượng vật nuôi với địa phương; quy định số lượng đơn vị vật nuôi thế nào là trang trại nhỏ, thế nào là trang trại lớn; hay các quy định về môi trường… Một số điểm mới của Luật Chăn nuôi là quy định về gia súc gia cầm, động vật nuôi bán hoang dã; quy định về một số vật nuôi khác, với danh mục cụ thể.
Điểm mới quan trọng nhất của Luật Chăn nuôi là quy định chăn nuôi là ngành có điều kiện
Đặc biệt, trong Luật đã đưa vào quyền vật nuôi, hay nói cách khác là đối xử nhân đạo với vật nuôi. Chế biến, kết nối thị trường các sản phẩm chăn nuôi là lĩnh vực yếu kém nhất trong chăn nuôi, Luật đã dành hẳn chương 6 quy định về vấn đề này.
Cùng với đó, chuyển từ chăn nuôi không có điều kiện sang có điều kiện sẽ phải có lộ trình, sau khi Luật có hiệu lực sẽ có khoảng 3 năm để các chủ hộ chăn nuôi, trang trại thực hiện.
4. SẢN XUẤT THÀNH CÔNG VẮC XIN LỞ MỒM LONG MÓNG
Ngày 17/11/2018, tại Hà Nội, Cục Thú y đã cấp giấy chứng nhận cho phép lưu hành vắc xin phòng bệnh Lở mồm long móng (LMLM) AVAC-V6 FMD Emulsion type O của Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn RTD. Đây là lần đầu tiên Việt Nam sản xuất thành công vắc xin ph.ng bệnh LMLM – một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất ở gia súc. Sự kiện quan trọng này là bước ngoặt và thành công lớn của ngành Thú y Việt Nam trong quá tr.nh làm chủ công nghệ để nghiên cứu, sản xuất các loại vắc xin; nhất là đối với vắc xin LMLM – loại vắc xin chỉ có một số nước trong khu vực và trên thế giới nghiên cứu, sản xuất thành công. Việc chủ động sản xuất được vắc xin LMLM tại Việt Nam, sẽ tạo thuận lợi chủ động trong ph.ng bệnh và giảm giá thành vắc xin, tiết kiệm hàng chục triệu USD để nhập khẩu vắc xin và quan trọng là góp phần khống chế, tiến tới loại trừ bệnh LMLM ở Việt Nam.
5. XUẤT KHẨU SẢN PHẨM CHĂN NUÔI ĐẠT 0,5 TỶ USD
Năm 2018 cả nước xuất khẩu khoảng 500 – 550 triệu USD sản phẩm chăn nuôi (gồm thịt lợn sữa và thịt lợn các loại đông lạnh, trứng vịt muối, mật ong, sữa và các sản phẩm từ sữa) và khoảng 400-450 triệu USD nguyên liệu và sản phẩm thức ăn chăn nuôi.
Cuối tháng 5/2018, với sự hỗ trợ rất lớn của Bộ NN&PTNT, vượt qua nhiều rào cản về kỹ thuật và thú y, với cầu nối của Tập đoàn Sojitz Nhật Bản, Tập đoàn Mavin đã xuất khẩu thành công thịt heo tươi sang Myanmar. Đây không chỉ là thành công của riêng Tập đoàn Mavin, mà c.n là thành công của ngành chăn nuôi Việt Nam. Đây là một kênh quan trọng đưa các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam đến thị trường thế giới.
Cùng với đó, sau khi lô thịt gà đầu tiên của công ty Koyu & Unitek được xuất khẩu thành công sang Nhật Bản tháng 6 năm 2017, tính đến tháng 11/2018, công ty này đã xuất khẩu được 960 tấn thịt gà chế biến sang Nhật, đạt kim ngạch 5,3 triệu USD.
6. “LUỒNG GIÓ” ĐẦU TƯ MẠNH MẼ VÀO GIẾT MỔ, CHẾ BIẾN
Có thể nói chưa khi nào, ngành chăn nuôi lại chứng kiến một luồng gió đầu tư lớn như hiện nay. Đây là động lực để chăn nuôi sẽ tiến xa hơn nữa ra thị trường xuất khẩu, khi mà dư địa của ngành này còn rất lớn, trong khi đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp lại còn quá bé nhỏ.
Điển hình như tổ hợp giết mổ, chế biến thịt lợn quy mô 1,5 triệu con/năm (vừa khánh thành tháng 12/2018) với công nghệ hiện đại nhất châu Âu của Tập đoàn Masan tại Hà Nam; Nhà máy giết mổ, chế biến thịt lợn của Công ty TNHH Biển Đông DHS (khánh thành và hoạt động từ tháng 11/2018) với công suất 350.000 lợn thịt/năm; khánh thành và đi vào hoạt động Nhà máy chế biến trứng gia cầm của Công ty ĐTK tại Phú Thọ với công suất 60 nghìn trứng/giờ; Nhà máy chế biến trứng của Công ty Ba Huân tại Phúc Thọ (Hà Nội) công suất 65.000 trứng/giờ; Đầu tháng 8/2018, Công ty TNHH Gia cầm Hòa Phát đã lắp đặt xong hệ thống dây chuyền thu gom, phân loại, đóng gói trứng…
Khánh thành Tổ hợp giết mổ, chế biến thịt lợn quy mô 1,5 triệu con/năm ( tháng 12/2018) với công nghệ hiện đại nhất châu Âu của Tập đoàn Masan tại Hà Nam
Theo Cục Chăn nuôi, nhiều doanh nghiệp lớn khác cũng đang lên kế hoạch xúc tiến đầu tư vào giết mổ – chế biến sâu các sản phẩm chăn nuôi như: Tập đoàn C.P đã hoàn thiện xong khâu khảo sát tại địa bàn Hà Nội và Bắc Giang nhằm xúc tiến việc đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thịt lợn, gia cầm; Tập đoàn DABACO đang triển khai đầu tư nhà máy chế biến thịt lợn – gia cầm tại Bắc Ninh; Công ty Cổ phần GreenFeed đang xúc tiến đầu tư vào chuỗi chế biến thịt lợn tại Bình Thuận; Tập đoàn Master Good (Hungary) sẽ đầu tư vào Thanh Hóa quy mô 8 triệu con gia cầm/năm… Cùng với đó, ngày 16/10/2018, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH-CN) đã chính thức ban hành Quyết định 3087/QĐ-BHCN về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia về thịt mát. Cụ thể, Bộ có quyết định công bố Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN): TCVN 12429:2018 về Thịt mát – Phần 1: Thịt lợn. Đây được coi là sự kiện quan trọng sẽ khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thực hiện theo tiêu chuẩn để đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng, đảm bảo cho người tiêu dùng, hướng tới xuất khẩu.
7. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÓ NHIỀU TIẾN BỘ
Năm 2018, về cơ bản ít xảy ra các ổ dịch bệnh lớn giúp ngành chăn nuôi ổn định sản xuất. Cùng với đó, thủ tục hành chính đã được cải cách đáng kể. Tại Cục chăn nuôi, đã giảm năm điều về quy định đối với TĂCN; chuyển toàn bộ hơn 90% khối lượng sản phẩm TĂCN đang lưu hành từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Ngành đã áp dụng tối đa hóa về công nghệ thông tin cho các hoạt động quản l. Nhà nước với tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực TĂCN. Hiện nay, 100% các giao dịch về quản lý chăn nuôi nhất là quản lý về TĂCN đều được trao đổi trên môi trường internet. Bên cạnh đó, ngành cũng xã hội hóa tối đa các dịch vụ công. Tất cả các tổ chức chứng nhận, các ph.ng thử nghiệm có đủ điều kiện được tham gia vào các dịch vụ công cấp chứng chỉ, chứng nhận cho các sản phẩm khi đã được các đơn vị này kiểm tra đủ điều kiện cấp phép. Ngành chăn nuôi, thay vì quản lý trực tiếp như trước kia, thì nay chỉ kiểm tra và quản lý tốt các tổ chức ra chứng nhận.
KIM THƯ tổng hợp
- ngành chăn nuôi việt nam li>
- ngành chăn nuôi lợn li>
- chăn nuôi 2018 li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất