Trên địa bàn huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) hiện có 127 trang trại đã được cấp giấy chứng nhận, trong đó 112 trang trại chăn nuôi tổng hợp mà chủ yếu là chăn nuôi lợn giống và lợn thịt.
Với mục tiêu cải tạo chất lượng con giống, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, từ đầu năm 2017 đến nay, được Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Quảng Bình chuyển giao một số dòng lợn FH (France Hybrid) của Pháp, các trang trại ở huyện Lệ Thủy đã nhân giống và đưa vào nuôi thử nghiệm, bước đầu cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.
Dòng lợn FH là dòng lợn ngoại có năng suất vượt trội mà các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực chăn nuôi đã khảo nghiệm. Qua khảo sát, chọn lọc và đánh giá về năng suất sinh sản của dòng lợn FH tại Trung tâm Giống vật nuôi Quảng Bình cho thấy, số lứa đẻ mỗi năm và số con mỗi lứa đẻ đều tăng, trung bình mỗi con nái đẻ 2,4 lứa/năm, số con cai sữa/lứa đẻ hơn 12 con, mỗi năm 1 lợn nái SX được 26 – 28 lợn con… Trong khi đó, các giống lợn làm nái sinh sản trước đây thường cho năng suất kém, khả năng sinh sản thấp, mỗi nái chỉ từ 19 – 20 con/năm, làm giá thành SX tăng lên.
Là một trong những trang trại đầu tiên được tiếp nhận đàn lợn nái dòng FH cấp bố mẹ do Trung tâm Giống vật nuôi Quảng Bình cung cấp, ông Đinh Đăng Tuân – chủ trang trại chăn nuôi tổng hợp ở xã Hưng Thủy cho biết: Dòng lợn FH có khả năng sinh sản cao, mắn đẻ và đẻ nhiều, nuôi con khéo. Hướng tới để phát triển chăn nuôi, trang trại sẽ áp dụng nuôi dòng lợn FH để thay đổi dần đàn lợn giống kém năng suất trước đây.
Ông Nguyễn Văn Vương, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Lệ Thủy chia sẻ: Trước tình hình giá lợn hơi xuống thấp và kéo dài, để SX có hiệu quả buộc người chăn nuôi phải có các giải pháp để tăng năng suất, giảm giá thành sản phẩm. Do đó, việc làm cần thiết hiện nay phải thay đổi cơ cấu giống lợn, đưa các giống lợn cao sản vào SX, thay thế dần đàn lợn kém năng suất, nhất là đàn lợn nái. Trên cơ sở đó từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm thịt lợn nhằm giảm giá thành và tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm.
Nguyễn Trung Hiếu
Nguồn: nongnghiep.vn
- chăn nuôi lợn li>
- lợn ngoại li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất