[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Liên kết chuỗi là xu hướng tất yếu của thế giới, đổi mới và phát triển hay không phụ thuộc vào quyết tâm của chúng ta.
Xuất phát từ bức tranh xám xịt của ngành…
Từ tháng 10/2016 đến 7/2017, chăn nuôi lợn có bức tranh màu xám xịt. Cụm từ “giải cứu lợn” trở thành tâm điểm của truyền thông và quan tâm của nhân dân.
Ông Võ Trọng Thành (Cục Chăn nuôi) nhận định, có nhiều nguyên nhân khiến cho việc khủng hoảng lợn thời gian vừa qua: Chúng ta cũng không thể điều tiết cung cầu bằng mệnh lệnh hành chính hay vận động tăng tiêu dùng. Thiếu hụt các cơ sở chế biến, cấp đông thịt lợn một cách rất nghiêm trọng. Thị trường tiểu ngạch, độc quyền không thể tạo ra thị trường ổn định, bền vững. Khả năng cạnh tranh của thịt lợn Việt Nam yếu. Những nguyên nhân cốt yếu dẫn đến tình trạng trên đó là: Thiếu quy hoạch và thể chế tổng thể. Thiếu định hướng thị trường. Thiếu đầu tư chế biến. Và đặc biệt là thiếu tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị.
Vì thế, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị là giải pháp quan trọng cho chăn nuôi bền vững, hiện đại ở Việt Nam.
Doanh nghiệp chăn nuôi gặp nhiều khó khăn khi làm chuỗi. Ảnh HTX Chăn nuôi Trường Thành (Bắc Giang)
Thời điểm “vàng” để xây dựng chuỗi
Ông Nguyễn Văn Duy, Trưởng phòng Chăn nuôi, Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản khẳng định: Từ chỗ còn mơ hồ, tới nay chúng ta đã đạt được một số những kết quả nhất định. Tính đến ngày 20/7/2017, Bộ
NN&PTNT đã chứng nhận được 695 chuỗi nông sản an toàn trên 37 tỉnh; trong đó 160 chuỗi chăn nuôi thì có 89 chuỗi là cung cấp thịt lợn.
Tại Hà Nội, tính đến tháng 7/2017, thành phố Hà Nội đã phát triển được 10 mô hình chuỗi liên kết – tiêu thụ sản phẩm thịt lợn. Hằng ngày, các chuỗi cung cấp cho thị trường khoảng 25,4 tấn thịt lợn đảm bảo an toàn thực phẩm; thu hút trên 100 hộ chăn nuôi, trên 20 doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thức ăn, cung cấp thuốc thú y, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.
Một trong những địa phương đã triển khai thí điểm chuỗi liên kết trong chăn nuôi từ sản xuất, giết mổ đến tiêu thụ là TP Hồ Chí Minh. Ông Huỳnh Tấn Phát – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện TP Hồ Chí Minh đã xây dựng được chuỗi chăn nuôi heo với 3 doanh nghiệp được cấp chứng nhận, cung cấp khoảng 1.300 con/ngày, đáp ứng 10% lượng thịt heo tiêu thụ của toàn thành phố.
Ngoài ra, còn có 7 doanh nghiệp trứng gà, 7 doanh nghiệp cung cấp thịt gia cầm được chứng nhận chuỗi liên kết, đáp ứng được 30 – 45% nhu cầu thịt, trứng gia cầm. Thế nhưng, cái khó của chuỗi liên kết chăn nuôi hiện nay vẫn còn “kẹt” ở khâu giết mổ.
Ông Võ Việt Dũng, Công ty CP Tập đoàn Chế biến thực phẩm Nam Hà Nội (SHF) cho rằng: Đây là thời điểm cực kỳ thuận lợi để hình thành chuỗi. Bởi, những người chăn nuôi nhỏ lẻ và không chủ động được con giống sẽ không có động lực để tái đàn. Mặt khác, những trại lớn đã giảm đàn nái nhưng không thể giảm hơn vì tiếc và tính nhân văn với vật nuôi.
Song, cũng theo Cục Chăn nuôi, thời gian vừa qua việc hình thành chuỗi ở Việt Nam còn nhiều bất cập, đó là: Nhiều tác nhân tham gia chuỗi cung ứng, nhiều tầng nấc trung gian, chưa hoàn thiện. Chưa tập trung quản lý đến sản phẩm và điều kiện sản xuất. Chưa có giải pháp gắn kết và xử lý tranh chấp các tác nhân trong chuỗi. Chưa coi yếu tố nào là cốt lõi để kiểm soát. Chưa phát triển chế biến và thị trường xuất khẩu chính ngạch. Giá thành sản xuất chưa cạnh tranh. Chưa đảm bảo truy xuất nguồn gốc.
Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi, Giám đốc Dự án VIP cho rằng, những mô hình sản xuất theo chuỗi của dự án VIP phù hợp với định hướng phát triển chăn nuôi heo theo hướng hiện đại, đặc biệt được kỳ vọng là công cụ hiệu quả góp phần giải quyết những tồn tại của ngành chăn nuôi, sản xuất thịt heo tại Việt Nam hiện nay. Đổi mới hợp tác liên kết chuỗi giá trị cần chính sách khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã triển khai liên kết chuỗi; đồng thời hỗ trợ xây dựng, phát triển khung thể chế mới về liên kết chuỗi giá trị hàng hóa cũng như các sản phẩm chủ lực của địa phương. Bên cạnh đó, xây dựng thương hiệu sản phẩm theo chuỗi giá trị gắn với mô hình hợp tác mới như Hiệp hội sản xuất lợn an toàn.
Làm chuỗi, doanh nghiệp gặp muôn vàn khó khăn!
Được ví là tác nhân trung tâm của việc hình thành chuỗi nhưng các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Ông Đào Quang Vinh, Tổng Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Vinh Anh (Hà Nội) cho rằng: Do đầu tư nâng cấp thiết bị, nhà xưởng, chuồng trại, quản lý ghi chép tăng một phần do chi phí sản phẩm nhưng lúc đầu người tiêu dùng tin tưởng chấp nhận, vẫn phải cạnh tranh thiếu lành mạnh với các sản phẩm không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm định chất lượng tràn lan trên thị trường. Thiếu kinh phí quảng cáo tuyên truyền sản phẩm, kinh phí đào tạo và tập huấn VietGAPH, kinh phí xét nghiệm thường xuyên. Một số trại còn chưa thực hiện đúng kế hoạch xuất chuồng như cam kết, chạy theo thị trường, không chịu xuất hàng khi giá thị trường tăng.
Còn đại diện Tập đoàn Dabaco cho rằng: Thời gian qua, do đàn lợn cả nước dư thừa, giá bán sụt giảm xuống dưới giá thành 40 – 50% ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Việc giết mổ và bán thịt lợn sống của Việt Nam chủ yếu diễn ra ở chợ nhỏ lẻ, người dân chưa quen sử dụng các sản phẩm chế biến cũng ảnh hưởng đến nhưng đơn vị đi tiên phong trong việc giết mổ và chế biến thực phẩm.
Tập đoàn Dabaco chưa có nhà máy giết mổ lợn nên chưa chủ động tìm kiếm khách hàng tiêu thụ lợn đông lạnh, thịt lợn chưa thể xuất khẩu mà chủ yếu xuất bán lợn hơi cho thị trường trong nước và xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc.
Ông Võ Việt Dũng cho rằng: Trong khâu tuyên truyền, đó là đừng làm người dân hiểu sai về thức ăn công nghiệp là thức ăn tăng trọng. Thức ăn công nghiệp kiểm soát được dư lượng kháng sinh, chất cấm, các độc tố nấm mốc thì mới đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng. Có đẩy mạnh vấn đề này như vậy thì đầu ra mới ổn định.
Ông Trần Văn Gia, Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Phú Gia (Thanh Hóa) thì đưa ra ý kiến: Sản xuất thực phẩm là một ngành nhạy cảm đối với xã hội. Từ trước tới nay, người tiêu dùng chưa có thói quen tiêu dùng thịt đông lạnh, thịt mát. Chúng ta chưa có những hướng dẫn chứng minh mặt lợi của hàng đông lạnh như thế nào. Người tiêu dùng đang có mặc cảm với hàng đông lạnh. Qua đợt bão lợn vừa qua, thịt lợn của công ty được cấp đông, chi phí sau giết mổ cũng là một vấn đề lớn. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng chưa có quan tâm đến thị trường xuất khẩu.
Vì thế, cần thiết phải có một sân chơi, hiệp hội, diễn đàn để kết nối vấn đề này.
Cần tháo gỡ
Đại diện Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH MTV (Satra) nhìn nhận vấn đề kiểm soát chất lượng ngành chăn nuôi, sản xuất thịt heo cần được ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, cần xây dựng quy trình kiểm soát nghiêm ngặt từ truy xuất nguồn gốc, giết mổ và sản phẩm sau giết mổ. Muốn được vậy, không chỉ cần những giải pháp khuyến khích, vận động mà phải có nhiều công cụ quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo một cách chặt chẽ dựa trên cơ sở pháp lý.
Đưa ra quan điểm của mình, ông Đào Quang Vinh cho rằng: Cần Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người tiêu dùng đối với việc sử dụng chất lượng của sản phẩm gia súc, gia cầm giết mổ đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường và truy xuất nguồn gốc (đặc biệt là sử dụng thịt mát, thịt cấp đông) để thay đổi thói quen tiêu dùng thực phẩm giết mổ theo phương thức truyền thống. Đề cao vai trò của các chuỗi liên kết chăn nuôi sản xuất phân phối truy xuất nguồn gốc.
Còn đại diện tập đoàn Dabaco thì kiến nghị Chính Phủ ban hành chính sách đặc thù với cơ chế hỗ trợ đủ mạnh cho việc đầu tư xây dựng Nhà máy giết mổ lợn của Tập đoàn làm mô hình Nhà máy giết mổ điểm của cả nước, để cung cấp các sản phẩm thịt đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, là đầu mối cho các nước nhập khẩu đến để thẩm định điều kiện xuất khẩu thịt lợn và là giải pháp để từng bước chấm dứt hoạt động giết mổ nhỏ lẻ không đảm bảo ATVSTP.
Trần Ngân
Doanh nghiệp vừa là động lực, vừa là nhân tố quyết định thành công của liên kết chuỗi
Tại cuộc đối thoại chính sách giữa các Bộ trưởng APEC và các CEO về sử dụng có trách nhiệm nguồn lực thúc đẩy sản xuất và kinh doanh nông nghiệp bền vững đã diễn ra tại Cần Thơ ngày 24/8, Thứ trưởng Hà Công Tuấn nhấn mạnh: “Chúng tôi coi các doanh nghiệp vừa là động lực, vừa là nhân tố quyết định thành công của liên kết chuỗi. Việt Nam có 14 triệu hộ nông dân làm nông nghiệp, có trên 70 triệu mảnh ruộng. Giai đoạn dựa vào hộ, không có liên kết giờ đã đến ngưỡng của sự phát triển, giờ quyết tâm đi vào phát triển bền vững”. Thứ trưởng cũng mong muốn thúc đẩy liên kết, hợp tác quốc tế để các bên hài hòa cơ chế, thể chế, nhất là vấn đề kiểm soát an toàn thực phẩm, gỡ bỏ rào cản để tăng thu hút đầu tư vào nông nghiệp.
- chăn nuôi lợn li>
- chăn nuôi hữu cơ li>
- chăn nuôi theo chuỗi li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất