Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về tác dụng của rỉ mật đường khi sử dụng trong thức ăn chăn nuôi.
Trên heo
Rỉ mật đường thường được sử dụng làm chất kết dính, nhưng cũng có thể thay thế được một phần ngũ cốc trong khẩu phần của heo. Giá trị ME của rỉ mật đường trong khoảng 12.5 – 13.5 MJ/ kg DM (Noblet et al., 2002; Figueroa et al., 1990b; Rostagno et al., 2005), chiếm 78-84% ME của bắp dựa trên vật chất khô cơ bản, nhưng chỉ khoảng 66-74% giá trị đó hiện diện trong vật chất tươi cơ bản. Rỉ mật đường có thể bị ảnh hưởng xấu bởi hàm lượng tro trong khẩu phần.
Mặc dù mật đường khá ngon miệng đối với heo, nhưng các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng nó với hàm lượng cao. Rỉ mật đường không những vừa khó xử lý để trộn với các nguyên liệu khác, nó còn có thể gây tiêu chảy và gây bất lợi đối với hiệu suất của vật nuôi, bao gồm những yếu tố như tỷ lệ chuyển hóa thức ăn, tỷ lệ tiêu hóa năng lượng và N duy trì (Le Dividich et al., 1974). Rỉ mật đường đã được kiểm tra trong nhiều thử nghiệm ở Châu Mỹ La tinh và Nam Á. Đối với mật đường có hàm lượng tro cao (14% DM), điểm hạn chế chính là nguy cơ gây tiêu chảy cho vật nuôi, trường hợp này có thể xảy ra khi hàm lượng rỉ mật đường vượt quá 10, 20 và 30% tương ứng với khẩu phần cho heo con sau cai sữa, heo choai và heo vỗ béo. Tình trạng tiêu chảy trên heo do ăn thức ăn có hàm lượng rỉ mật cao đã được hạn chế hoặc giải quyết bằng cách bổ sung một loại chất xơ hấp phụ như bã mía hoặc cám vào khẩu phần (Brooks et al., 1967). Heo nái mang thai có khả năng dung nạp lên đến 40% mật đường mà không có ảnh hưởng xấu đến hiệu suất lứa đẻ (Garg et al., 1983). Nhờ có tác dụng nhuận tràng, rỉ mật có thể được sử dụng ở mức 10-20% trong khẩu phần thức ăn để khắc phục vấn đề táo bón trên nái trong thời gian đẻ (Blair, 2007). Ở Cuba, heo nái mang thai được cho ăn rỉ mật đường B, được bổ sung trong 3 khẩu phần ăn cơ bản (% vật chất khô khẩu phần):
– Phụ phẩm hữu cơ đã qua xử lý (33%), khẩu phần ăn khô (33%) và rỉ mật đường B (33%);
– Protein bổ sung (53%) và rỉ mật đường B (47%);
– Rỉ mật đường B (70%) và dịch chiết nấm men Torula (30%) (Pérez, 1995).
Những thử nghiệm ở Cuba, Santo Domingo và Mexico đã chỉ ra rằng rỉ mật đường high-test (với hàm lượng tro thấp) có thể thay thế hoàn toàn hạt ngũ cốc trong khẩu phần thức ăn mà không ảnh hưởng đến sự phát triển ở heo choai và heo vỗ béo. Rỉ mật đường high-test có tác dụng nhuận tràng hạn chế (Castro et al, 1990; Figueroa et al, 1990a; Mederos et al, 1990; Gonzalez et al, 1993; Diaz et al, 2002).
Những chỉ tiêu dinh dưỡng chính
Trên gia cầm
Rỉ mật đường thường được sử dụng như một chất kết dính trong khẩu phần thức ăn khô của gia cầm, nhưng việc sử dụng nó như một nguồn năng lượng cũng đã được nghiên cứu. Gia cầm, đặc biệt là ngỗng và vịt, có thể được vỗ béo dựa trên khẩu phần thức ăn lỏng có chứa rỉ mật đường đến 60% DM, tốt nhất là loại rỉ mật high-test, mật đường A hoặc B (Göhl, 1982). Tỷ lệ bổ sung thấp hơn (dưới 25% DM) thường có vẻ là lượng sử dụng thích hợp, vì những lý do thực tiễn và kinh tế (Göhl, 1982; Rosenberg, 1955).
Khoáng chất
Trên gà thịt
Nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng hàm lượng rỉ mật đường có thể được sử dụng đến hơn 30% trong khẩu phần thức ăn của gà thịt. Tuy nhiên, hàm lượng rỉ mật cao có xu hướng gây ra hiện tượng phân dính và làm đóng cứng lớp mùn cưa (Rosenberg, 1955). Tỷ lệ bổ sung rất cao, từ 40-60%, có thể làm giảm hiệu suất (Rahim et al., 1999) hoặc gây tiêu chảy ở gà thịt (Savon et al., 1983). Thức ăn được bổ sung một lượng lớn rỉ mật nên được ép viên và sấy khô, mặc dù việc này có thể làm giảm tính hiệu quả của rỉ mật mía (Rosenberg, 1955).
Ở Cuba, một số thử nghiệm đã chỉ ra rằng thay thế hoàn toàn bắp bằng rỉ mật đường high-text trong khẩu phần thức ăn của gà thịt giai đoạn từ 18 – 42 ngày giúp duy trì hoặc cải thiện hiệu suất (năng suất thịt, tính chất cảm quan), trong khi tăng yếu tố chi phí – hiệu quả (Hidalgo et al., 2005; Valdivie et. al, 2004). Nhiều nghiên cứu đã thử nghiệm hiệu quả của rỉ mật đường thành với những mức bổ sung vừa phải. Ở Ấn Độ, rỉ mật đường được thêm vào trong khẩu phần ăn của gà thịt lên đến 10% (thay thế bắp hạt), mà không làm ảnh hưởng đến hiệu suất, nhưng bổ sung rỉ mật mía trực tiếp vào nước uống (2-3%) lại làm giảm trọng lượng cơ thể (Reddy et al., 1998). Ở Ai Cập, gà con nuôi trên cát hoặc rơm lúa mì và được bổ sung 4% rỉ mật đường cho năng suất tốt hơn so với gà con chỉ nuôi trên rơm lúa mỳ (El-Sagheer, 2006). Tại Nigeria, gà thịt được cho ăn khẩu phần có 15% rỉ mật đường phát triển tốt hơn (tăng trưởng, trọng lượng cuối kỳ, tỷ lệ tiêu hoá dưỡng chất) so với gà ăn ít hơn hoặc không được cho ăn rỉ mật đường (Njidda et al., 2006). Ở Sudan, gà thịt được cho ăn khẩu phần có bổ sung 11-12% rỉ mật đường tương ứng với khẩu phần gà con và khẩu phần thức ăn cho gà vỗ béo, thay thế cho lúa miến, phát triển tương tự như gà ở nhóm đối chứng. Liều lượng bổ sung rỉ mật cao ở mức 39 và 42% trong khẩu phần gà con và gà võ béo giúp giảm đáng kể lượng thức ăn, tăng trọng cao hơn, hiệu quả thức ăn tốt hơn và tỷ lệ thịt xẻ tăng (Rahim et al., 1999).
Trên gà đẻ
Người ta đã đề xuất sử dụng rỉ mật mía ở mức cao cho gà đẻ (Soldevila et al., 1976). Ở Ấn Độ, gà đẻ được cho ăn 7.5-30% rỉ mật (thay thế cho bắp) cho hiệu suất đẻ tốt nhất (sản lượng hàng ngày, tổng khối lượng của trứng, chi phí thức ăn/12 trứng), đạt mức 22.5% mật đường trong khẩu phần. Hiệu quả thức ăn giảm 30% nhưng vẫn cao hơn so với khẩu phần đối chứng (Sharma et al., 1973). Ở Bangladesh, 5% rỉ mật đường được cho vào khẩu phần của gà đẻ (thay thế cho lúa mì) mà không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và hiệu suất đẻ trứng (Rahman et al., 1991).
Trên ngỗng
Có thể nuôi dưỡng ngỗng con 6 tuần tuổi trong 8 tuần với khẩu phần chứa 62% rỉ mật đường (thay thế cho 77% bắp), nhưng tăng trọng và hiệu quả thức ăn vẫn cao hơn so với khẩu phần thức ăn chỉ thuần có bắp (Valdivie et al., 1974).
Sưu tầm và Biên dịch: Ecovet team
Nguồn: Ecovet
- thức ăn chăn nuôi li>
- nguyên liệu tacn li>
- rỉ mật đường li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất