Những ngày qua, không khí lạnh tăng cường khiến nhiệt độ ở tỉnh vùng biên Lạng Sơn xuống thấp, nhiều nơi ở vùng núi nhiệt độ giảm sâu, thậm chí tụt xuống – 3 độ C.
Cục Chăn nuôi kiểm tra công tác phòng chống rét cho bò tại gia đình anh Chu Văn Sượng
Để chủ động phòng chống thiên tai, Cục Chăn nuôi đã thành lập đoàn công tác do ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng làm trưởng đoàn đi kiểm tra và tăng cường chỉ đạo việc phòng chống đói rét cho hơn 160.000 gia súc và gần 4 triệu gia cầm của Lạng Sơn.
“Đầu cơ nghiệp”… đầu hàng rét
Chỉ qua một đêm, nhiệt độ ở xã Hải Yến, huyện Cao Lộc, giáp đỉnh Mẫu Sơn tụt xuống – 3 độ C nên ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Tuy nhiên nhờ chủ động trong việc phòng chống rét cho đàn gia súc nên đến thời điểm này, gần 1.000 con trâu, bò của xã vẫn đủ sức chống chọi với cái lạnh như cắt da cắt thịt.
Gia đình chị Mông Thị Khê ở bản Tòong Riền của xã có 4 con trâu, hàng ngày chị thả rông ở đồi núi nhưng hay tin đợt không khí lạnh tăng cường, chị đã vội vã thúc giục chồng lùa trâu về chuồng. “Nhà tôi vừa bán 2 con trâu trai được hơn 30 triệu để lấy tiền sửa sang lại nhà cửa. Giờ còn 4 con nữa là cả gia tài lớn, nếu thả rông ra đồi núi là trâu sẽ chết rét, chết đói ngay. Để chống rét cho trâu, nhà tôi đã quây bạt xung quanh chuồng và chuẩn bị đủ nguồn dự trữ thức ăn cho trâu’’, chị Khê cho biết.
Cách nhà chị Khê không xa, hộ anh Chu Văn Sượng là một trong hai gia đình ở xã Hải Yến được hỗ trợ cung cấp bò giống thương phẩm của tỉnh. Nhờ có diện tích đất đồi rộng hơn 2ha, đủ làm chuồng trại và trồng cỏ nên anh Sượng được nhận 6 con bò lai Sind từ tháng 5/2017. Qua hơn 7 tháng chăm sóc, đàn bò 6 con của gia đình anh đã to lớn, mỗi con có trọng lượng gần 100kg. Do đặc tính chống chọi của giống bò lai Sind với giá rét kém nên anh Sượng đã đầu tư hệ thống chuồng trại kiên cố, sạch sẽ, xung quanh phủ bạt kín mít.
‘‘Tôi phải cắt cử hai lao động chính của gia đình chỉ để trồng, chăm sóc cỏ đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn bò, nhất là những ngày giá rét. Ngoài ra gia đình tôi còn đun cả nước đủ ấm cho bò uống, tất cả để giúp đàn bò vượt qua cái giá lạnh của thời tiết. Nếu để bò chết rét sẽ phụ lòng của bà con đã bình chọn gia đình mình được nhận hỗ trợ bò giống của tỉnh’’, anh Sượng nói.
Ông Nguyễn Văn Hanh, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Cao Lộc cho rằng: Cao Lộc là huyện thường bị ảnh hưởng nặng nề nhất mỗi khi có đợt rét đậm, rét hại. Huyện có dãy núi Mẫu Sơn nên nhiệt độ luôn thấp so với các khu vực khác trong tỉnh. Những ngày này, nhiệt độ ở đỉnh Mẫu Sơn dưới – 3 độ C, các xã đang tích cực phòng chống rét cho gia súc. Trước những năm 2010, do công tác phòng chống đói, rét cho trâu, bò chưa được tốt nên mỗi năm trên địa bàn huyện có hàng nghìn con bị chết. Từ năm 2014 đến nay, số trâu, bò chết đói rét giảm rất nhiều, chỉ dừng ở con số vài trăm con, chủ yếu là trâu, bò già thải loại, bê nghé con…
Tập trung phòng chống
Báo cáo với đoàn công tác của Cục Chăn nuôi, ông Lý Văn Đại, Bí thư Đảng ủy xã Hải Yến vừa nói vừa run vì từng đợt gió lạnh cứ thổi thông thốc vào phòng họp của UBND xã nằm chênh vênh trên một quả đồi.
Người dân cho trâu ăn để phòng chống rét
Theo ông Đại, rút kinh nghiệm từ đợt giá rét của các năm trước, đợt rét này xã chỉ đạo quyết liệt người dân phải chủ động dự trữ thức ăn, sửa chữa, che chắn chuồng trại; chuẩn bị bao phủ lên thân gia súc để đảm bảo phòng chống rét; không chăn thả hoặc để trâu, bò cày kéo vào những ngày nhiệt độ dưới 12 độ C. Đồng thời các gia đình cũng thường xuyên bổ sung chất khoáng, vitamin và cho uống nước ấm để tăng cường sức khỏe cho đàn vật nuôi. Ngoài ra, xã cũng được nhận 12 lít thuốc Bencocid để phun tiêu độc khử trùng chuồng trại cho các hộ trong xã. Kết quả phun được 7/7 thôn với 339 hộ nên không có ổ dịch, giúp trâu, bò chống chọi tốt hơn với cái giá rét.
Ông Lý Việt Hưng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Lạng Sơn cho biết, từ đầu mùa rét, Chi cục Thú y tỉnh đã triển khai công tác phòng chống rét cho gia súc, gia cầm đến tất cả bà con nhằm hạn chế tối đa trâu, bò chết. Toàn tỉnh có hơn 160.000 gia súc và gần 4 triệu con gia cầm đang phải đối mặt với giá rét. Sau khi nhận được chỉ đạo của Cục Chăn nuôi về chủ động phòng chống thiên tai, Sở NN-PTNT đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị thú y, khuyến nông, khuyến lâm tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn bà con chống rét cho gia súc, gia cầm.
Ghi nhận những cố gắng của bà con nông dân và ngành nông nghiệp Lạng Sơn trong việc chủ động phòng chống đói, rét cho trâu, bò, ông Tống Xuân Chinh cho rằng, đến thời điểm hiện tại, tỉnh Lạng Sơn chưa phát hiện tình trạng trâu, bò bị chết rét. Tuy nhiên, dự kiến đợt rét này còn kéo dài nên Chi cục Thú y Lạng Sơn cần tăng cường cán bộ thú y xuống cơ sở để giúp đỡ người dân phòng chống. Bên cạnh đó, cán bộ thú y tuyến huyện, xã nên đến từng nhà hướng dẫn người dân như: Nấu cháo cám bổ sung thức ăn và muối hạt, che chắn chuồng trại, lót rơm dưới nền nhằm giữ ấm cho trâu bò. Tìm kiếm bao tải che lưng, bụng cho trâu bò và đốt lửa sưởi ấm cho trâu bò khi nhiệt độ xuống quá thấp.
Về tình hình dịch bệnh, là tỉnh biên giới nên lượng gia súc, gia cầm giao thương khá lớn nên phải tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh ở các thôn bản, các cơ sở chăn nuôi, đảm bảo phát hiện nhanh, chẩn đoán chính xác, báo cáo kịp thời và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch.
Ngoài ra, Chi cục Thú y tỉnh cần phối hợp với Cơ quan Thú y vùng II và Cục Thú y lấy mẫu giám sát vi-rút cúm gia cầm tại các chợ buôn bán gia cầm, vi-rút lở mồm long móng trên đàn gia súc…
Nguyên Hạnh
Nguồn: nongnghiep.vn
Với sự chỉ đạo quyết liệt của ngành nông nghiệp và tính chủ động của bà con trong việc phòng chống đói rét cho trâu, bò, đàn gia súc hơn 160.000 con của tỉnh Lạng Sơn đang chống chọi tốt với đợt rét đậm kéo dài.
- chăn nuôi mùa rét li>
- phòng chống rét li>
- chăm sóc vật nuôi mùa rét li> ul>
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất