[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đến làng Chuông, xã Duy Minh, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam hỏi anh Nguyễn Anh Tuấn (SN1984), chủ trang trại nuôi bồ câu Pháp thì không ai là không biết đến anh. Bởi, anh không chỉ mạnh dạn làm kinh tế, mà còn tích cực tham gia các phong trào của địa phương.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Tuấn cho biết, trong thời gian làm công trình xây dựng trên Bắc Giang, thấy ở gần chỗ làm có mô hình chăn nuôi chim bồ câu Pháp cho thu nhập cao nên trong đầu anh đã nảy ra ý định về quê lập nghiệp bằng nghề nuôi con vật này.
Trang trại bồ câu Pháp của gia đình anh Tuấn
Sau khi bàn bạc kỹ với gia đình, năm 2013 anh Tuấn trở về quê, vay mượn tiền của người thân làm chuồng trại, mua chim giống về nuôi. Ban đầu, do diện tích chặt hẹp cộng với chưa có kinh nghiệm chăn nuôi nên anh chỉ mua 50 đôi về gây dựng.
Thế nhưng, niềm vui ngắn chẳng tày ngang khi 100 con chim bồ câu Pháp đang lớn nhanh như thổi cứ lần lượt co giật rồi chết dần. Anh chán nản, không thiết tha cả chuyện ăn uống nhưng được sự động viên của gia đình, anh quyết tâm gây dựng lại.
“Mơ ước có được trang trại nhỏ để nuôi chim bồ câu Pháp đã thành hiện thực, nhưng niềm vui chẳng được bao lâu thì đàn chim cứ chết dần, chết mòn mà tôi không tìm ra bệnh. Lúc đó thực sự rất chán nản, nhưng được sự động viên của gia đình nên tôi đã đứng dậy gây dựng lại đàn chim mới”, anh Tuấn giãi bày.
Anh Tuấn bảo, sau khi 50 đôi chim chết hết, anh vệ sinh lại chuồng trại, vãi vôi bột xung quanh chuồng, rồi tạm gác công việc gia đình, anh đi tham quan một số mô hình nuôi chim bồ câu Pháp ở các tỉnh lân cận để trau dồi kiến thức cũng như kinh nghiệm chăn nuôi con vật này.
Có được những kinh nghiệm cơ bản, anh tiếp tục mua khoảng 100 con chim giống về nuôi. Lần này, thành công đã đến với anh, số lượng chim bị bệnh và chết giảm nhiều, đàn chim lớn nhanh.
“Sau khi thất bại lần thứ nhất, tôi đã đi tham quan một số mô hình nuôi chim bồ câu Pháp để học hỏi kinh nghiệm chăm sóc cũng như cách phòng chống bệnh cho con vật này. Lần này, đàn chim sinh trưởng nhanh, ít dịch bệnh”, anh Tuấn vui mừng.
Với nguồn giống dồi dào, anh Tuấn vừa chăm sóc vừa nuôi bán để có nguồn kinh phí tái đầu tư trở lại. Tính đến nay, gia đình anh đã có hơn 1.000 con chim bồ câu Pháp. Với giá bán 140.000 đồng một cặp bồ câu thịt, 250.000 đồng một cặp bồ câu giống (2 tháng tuổi), 400.000 đồng một cặp bồ câu đang sinh sản; mỗi tháng gia đình anh thu lãi hơn 30 triệu đồng.
Hiện nay, chim bồ câu của gia đình anh chủ yếu được các thương lái đến mua và bán cho các nhà hàng ở trong và ngoài tỉnh. “Nuôi chim bồ câu Pháp không bị rớt giá như nuôi gà, vịt, lợn… cộng với thức ăn đơn giản nên chi phí rất thấp. Với giá bán ổn định như hiện nay, mỗi tháng gia đình tôi thu lãi hơn 30 triệu đồng”, anh Tuấn bộc bạch.
Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi, anh Tuấn cho hay, nuôi bồ câu không vất vả, một ngày chỉ cho ăn 2 bữa, trong đó bữa sáng là quan trọng nhất nên phải cho ăn nhiều hơn bữa tối. Thức ăn chủ yếu là thóc, ngô.
Chuồng trại thoáng mát, ánh sáng đầy đủ, sạch sẽ. Khoảng 2 – 3 ngày vệ sinh chuồng trại một lần để tránh gây dịch bệnh. Mỗi chuồng nuôi một cặp. Trong quá trình nuôi, phát hiện con nào có biểu hiện ủ rũ, ỉa phân xanh phải tách đàn luôn.
“Về con giống, khoảng 7 ngày tuổi phải cho uống thuốc kháng các loại bệnh thì mới sinh trưởng nhanh và có bộ lông dày, mượt. Sau một thời gian ngắn, tách con giống ra khỏi bố mẹ để chúng ăn uống tự do”, anh Tuấn chia sẻ thêm.
Ngoài thu nhập chính từ mô hình nuôi chim bồ câu Pháp, gia đình anh Tuấn còn nuôi thêm 10 đôi cầy hương cũng đã cho thu nhập khá.
Chiến Hiền
- nuôi bồ câu li>
- nuôi chim bồ câu pháp li> ul>
3 Comments
Để lại comment của bạn
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Cho Sđt a ơi.e muốn mua bài cặp nuôi chi vui
mô hình này ban đầu có khó khăn k a..von đầu tư lớn không ạ
Độc giả có nhu cầu mua chim bồ câu giống hoặc trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi, xin liên lạc với anh Tuấn theo số điện thoại: 0988020232. Trân trọng cám ơn quý độc giả!