Nước mắt người nuôi trâu - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Nước mắt người nuôi trâu

    Tuyết rơi là hiện tượng thời tiết không hiếm gặp ở Sa Pa trong vài năm trở lại đây. Mỗi lần tuyết rơi, người nuôi trâu ở Sa Pa (Lào Cai) lại như có lửa đốt trong lòng. Sa Pa đang trải qua những đợt rét đậm, rét hại nhất từ năm 2017 đến nay, nhiều con gia súc đã không thể chống chọi được với thời tiết, “cơ nghiệp” của nông dân vì thế mà ra đi.

     

    Anh Cứ A Sừ, thôn Móng Sến 2, xã Trung Chải (Sa Pa) đang trải qua những ngày buồn nhất. Nhà anh nuôi 4 con trâu, các đợt rét trước không sao nhưng đợt rét này một con nặng 6 tạ đã chết. Không biết làm thế nào để giảm bớt thiệt hại, anh và anh em trong nhà đành mổ trâu mang ra lề Quốc lộ 4D bán.

     

    Trời rét, anh phải đốt một đống lửa co ro sưởi ngồi đợi người mua. Thịt trâu bán với giá từ 150.000 – 180.000 đồng/kg nhưng nhiều người mặc cả, thậm chí không được giá đấy anh Sừ vẫn bán. Anh Cứ A Sừ cho biết: “Từ sáng đến giờ tôi mới bán được chưa đến 1 triệu đồng tiền thịt trâu, trong khi nếu nó sống có người đã trả tôi vài chục triệu rồi”. Thỉnh thoảng có những khách hàng đi xe qua dừng lại hỏi giá rồi mặc cả, cuộc mua bán diễn ra trong nỗi buồn không nói thành lời của người nông dân Cứ A Sừ.

     

    Với nông dân Sa Pa, con trâu là sản nghiệp quý, do vậy nỗi xót xa khi trâu chết khó có thể nguôi ngoai. Mặc dù gia đình anh Sừ đã có nhiều biện pháp chống rét cho đàn trâu, nhưng sức đề kháng của con trâu này không tốt nên ngay khi bước vào đợt rét đậm, nó đã không thể qua khỏi.

     

    Trong khi đó, ở thôn Chu Lìn 2, chị Lý Lở Mẩy cũng vừa trải qua cuộc mặc cả với thương lái mua trâu. Gia đình không có người mổ trâu bị chết để bán thịt nên đành gọi thương lái vào mua. Thương lái trả giá quá rẻ, dù không muốn, chị Lý Lở Mẩy vẫn phải bán. Cả con trâu chưa được 10 triệu đồng. Chị Mẩy cho biết: “Năm nay coi như mất tết, với nhà tôi con trâu này đã gắn bó với gia đình mấy năm, giúp chúng tôi làm nương, cày ruộng. Tiền bán trâu lại phải vay thêm mới mua được con trâu mới”.

     

    Trong vụ rét đông xuân này, theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sa Pa, toàn huyện có 268 con trâu chết, trong đó có 8 con nghé; riêng đợt rét tăng cường từ ngày 30/1 – 31/1, đã chết 13 con trâu. Ông Nguyễn Tiến Thành, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sa Pa cho biết, trong các đợt rét, ngành nông nghiệp luôn chỉ đạo các xã tuyên truyền nông dân có giải pháp chống rét cho gia súc, dự trữ thức ăn, chủ động đưa đàn trâu về vùng ấm hơn để tránh rét.

     

    Một số nông dân khác đã di cư đàn trâu cùng cả gia đình về khu vực giáp ranh giữa xã Tòng Sành và Cốc San (Bát Xát), nơi có thời tiết ấm hơn, mặt bằng rộng rãi có thể dựng lán và quây chuồng cho trâu với mục tiêu bảo vệ sự an toàn cho đàn gia súc qua đợt rét đậm, rét hại tăng cường đầu năm 2018.

    Nước mắt người nuôi trâuGia đình chị Má Thị Mùa, thôn Giàng Tra, xã Sa Pả phải di cư về Tòng Sành để bảo vệ đàn gia súc.

     

    Hy vọng, với sự vào cuộc quyết liệt của ngành chức năng, các cấp chính quyền tuyên truyền nâng cao nhận thức, cùng với sự chủ động của người dân hơn nữa bảo vệ “cơ nghiệp”, sẽ hạn chế thiệt hại trong những ngày giá rét, để nước mắt người nuôi trâu không còn phải rơi thêm.

     

    Vân Thảo

    Nguồn: Báo Lào Cai

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.