Liên quan tới định hướng phát triển ngành chăn nuôi của Thủ đô, Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội, Nguyễn Huy Đăng cho biết: “Trong thời gian tới, Hà Nội không khuyến khích chăn nuôi thương phẩm nhỏ lẻ mà sẽ tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và phát triển những vùng chăn nuôi tập trung, quy mô lớn ngoài khu dân cư, thúc đẩy chăn nuôi theo hướng hàng hóa gắn với chuỗi liên kết”.
Gánh nặng chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), cả nước hiện có khoảng 30.000 trang trại và 9 triệu hộ chăn nuôi, mỗi năm phát sinh khoảng 90 triệu tấn chất thải rắn (phân, lông, da); 50 triệu mét khối chất thải lỏng, nhưng mới có 60% được xử lý, còn lại đều xả trực tiếp ra môi trường. Chất thải của vật nuôi chứa nhiều chất độc hại như nitơ, phốt pho, kẽm, đồng, chì, asen… gây ô nhiễm trực tiếp cho không khí, đất, nước mặt, nước ngầm…
Chăn nuôi nhỏ lẻ đang làm gia tăng ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân các địa phương trên địa bàn Hà Nội
Những năm qua, Hà Nội đã quy hoạch các vùng chăn nuôi trọng điểm, xa khu dân cư để hạn chế ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, chỉ có 14,3% trang trại thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường; 3,2% chưa áp dụng các biện pháp xử lý chất thải.
Số còn lại có xử lý chất thải nhưng chủ yếu chỉ xây hầm biogas, ủ làm phân bón và một số ít sử dụng chế phẩm sinh học khác. Còn chăn nuôi nông hộ thì hầu như không áp dụng bất kỳ biện pháp xử lý chất thải nào mà xả thẳng vào hệ thống thoát nước.
Ông Nguyễn Viết Thắng – Phó Chủ tịch UBND xã Kim Sơn thừa nhận: Vấn đề chất thải chăn nuôi đang khiến địa phương hết sức đau đầu.
“Hầu hết các hộ đã được yêu cầu lắp đặt hệ thống biogas, tuy nhiên, do quy mô khá nhỏ nên một lượng lớn chất thải vẫn đổ trực tiếp ra hệ thống cống rãnh, kênh mương gây ô nhiễm làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của nhiều hộ dân” – ông Thắng nói.
Theo ông Trần Văn Chiến – Giám đốc Hợp tác xã chăn nuôi dịch vụ Cổ Đông (Sơn Tây), chăn nuôi quy mô lớn phải có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh, nhưng do kinh phí đầu tư không nhỏ (khoảng 20 – 30 tỷ đồng) nên rất ít trang trại có khả năng làm được. Vì vậy, việc xử lý ô nhiễm vẫn “giẫm chân tại chỗ”. Nếu không có giải pháp căn cơ về lâu dài, nguy cơ bùng phát ô nhiễm sẽ vô cùng nghiêm trọng.
Nhiều giải pháp được đưa ra
Nhận thức được nguy cơ ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi nhỏ lẻ, những năm qua, TP.Hà Nội đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển chăn nuôi theo xã trọng điểm và quy mô lớn ngoài khu dân cư.
Thống kê của Sở NNPTNT Hà Nội cho thấy, đến nay toàn thành phố đã phát triển được 15 xã chăn nuôi bò sữa với 10.952 con, chiếm 73% tổng đàn bò sữa; 19 xã chăn nuôi bò thịt với 25.811 con, chiếm 20% tổng đàn bò thịt; 13 xã chăn nuôi lợn trọng điểm với 210.564 con/6.698 hộ, chiếm 15% tổng đàn lợn…
Việc phát triển chăn nuôi theo xã trọng điểm và quy mô lớn ngoài khu dân cư từng bước giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường tại nhiều địa phương. Tuy nhiên, ngay cả khi đã phát triển chăn nuôi tập trung, nỗi lo ô nhiễm vẫn hiện hữu do thói quen sản xuất còn tùy tiện của một số hộ.
Liên quan tới định hướng phát triển ngành chăn nuôi của Thủ đô, Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng nhấn mạnh: Hà Nội không khuyến khích chăn nuôi thương phẩm nhỏ lẻ. Thay vào đó, thành phố sẽ phát triển để trở thành trung tâm cung ứng giống vật nuôi chất lượng cao của cả nước.
Theo ông Đăng, trong giai đoạn trước mắt, thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và phát triển những vùng chăn nuôi tập trung, quy mô lớn ngoài khu dân cư, thúc đẩy chăn nuôi theo hướng hàng hóa gắn với chuỗi liên kết.
“Triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ và khuyến khích các tổ chức, đơn vị nghiên cứu ứng dụng công nghệ trong xử lý ô nhiễm môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển nhanh và bền vững ngành chăn nuôi của Thủ đô” – ông Đăng khẳng định.
Hải Đăng
Nguồn: Báo Dân Việt
Theo thống kê, toàn thành phố hiện vẫn còn 20/386 xã chưa đạt tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
- chăn nuôi li>
- chăn nuôi lợn li>
- phát triển ngành chăn nuôi li>
- chăn nuôi thương phẩm nhỏ lẻ li>
- chăn nuôi tập trung li>
- Hà Nội li> ul>
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân ‘vô hình’ gây ra tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi
- Chủ động tăng đàn bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm
- Nga cung cấp hơn 100 triệu USD thịt heo cho Trung Quốc
- Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
- Mỗi tháng, Đồng Nai cung cấp ra thị trường gần 60 ngàn tấn thịt các loại
- Tháo gỡ điểm nghẽn trong quy định của Luật tiêu chuẩn, kỹ thuật
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Gần 2.000 cơ sở ở ‘thủ phủ chăn nuôi’ Đồng Nai ngừng hoạt động
- Trung Quốc cấm nhập khẩu một số động vật do lo ngại lây lan dịch lưỡi xanh
Tin mới nhất
T2,16/12/2024
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân ‘vô hình’ gây ra tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi
- Chủ động tăng đàn bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm
- Nga cung cấp hơn 100 triệu USD thịt heo cho Trung Quốc
- Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
- Mỗi tháng, Đồng Nai cung cấp ra thị trường gần 60 ngàn tấn thịt các loại
- Tháo gỡ điểm nghẽn trong quy định của Luật tiêu chuẩn, kỹ thuật
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Gần 2.000 cơ sở ở ‘thủ phủ chăn nuôi’ Đồng Nai ngừng hoạt động
- Trung Quốc cấm nhập khẩu một số động vật do lo ngại lây lan dịch lưỡi xanh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất