[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 27/5/2018, Tập đoàn Mavin chính thức khánh thành Nhà máy sản xuất TĂCN Mavin Austfeed Đồng Tháp tại Cụm Công nghiệp Cái Tàu Hạ, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
Đây là nhà máy thứ 5 của Tập đoàn Mavin trên toàn quốc, và là dự án đầu tiên trong hàng loạt các dự án nông nghiệp công nghệ cao tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, phục vụ nhu cầu của người nông dân miền Tây về các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, giá thành hợp lý và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Khởi công từ đầu năm 2017, với tư vấn từ các chuyên gia hàng đầu châu Âu, Nhà máy Mavin Austfeed Đồng Tháp được xây dựng trên diện tích 49.000 m², là nhà máy TĂCN lớn nhất và hiện đại nhất Đồng bằng Sông Cửu Long. Nhà máy nằm tại đầu mối giao thương của các tỉnh miền Tây, tiện lợi trong cả vận chuyển bằng đường bộ và đường sông đi các tỉnh trong khu vực và các nước láng giềng. Nhà máy có công suất 400.000 tấn sản phẩm/năm, được thiết kế đồng bộ theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thức ăn và tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt của Châu Âu– GMP Plus. Tổng mức đầu tư của Nhà máy là 675 tỷ đồng, tương đương với 30 triệu USD.
Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi thứ 5 với công suất 400.000 tấn/năm của Tập đoàn Mavin tại tỉnh Đồng Tháp
Toàn bộ dây chuyền sản xuất, thiết bị máy móc của Nhà máy được nhập khẩu từ Mỹ và Châu Âu, áp dụng công nghệ tự động hóa mới nhất của Thế giới trong các công đoạn: từ xử lý nguyên liệu, sản xuất, đóng bao, cũng như quản trị công nghệ thông tin tiêu chuẩn 4.0. Điểm đặc biệt của Nhà máy tại Đồng Tháp này là bên cạnh hệ thống vận tải đường bộ thông thường, Nhà máy còn sở hữu hệ thống cầu cảng với công nghệ hiện đại, có khả năng tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn trên 5.000 tấn. Hàng hóa ra vào cảng được chuyển tự động trên các hệ thống băng tải và rô bốt thông minh từ kho đến tàu, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển, tạo thuận lợi cho khách hàng.
Ông David John Whitehead, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mavin cho biết: “Đối với Mavin, tỉnh Đồng Tháp có vị trí quan trọng về địa lý tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và tối ưu quá trình phục vụ khách hàng của chúng tôi. Tỉnh Đồng Tháp cũng có môi trường đầu tư thuận lợi, minh bạch, thông thoáng, thủ tục hành chính nhanh gọn, được các cấp chính quyền và người dân ủng hộ tối đa. Đây chính là lý do mà Mavin đã chọn Đồng Tháp làm điểm đầu tư tiếp theo của Tập đoàn sau các tỉnh như Hưng Yên, Hà Nam, Nghệ An, Bình Định… Chúng tôi kỳ vọng rằng, với sự góp sức của Mavin sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho tỉnh Đồng Tháp cũng như các tỉnh miền Tây phát triển trong các năm tiếp theo”.
Dự án Nhà TĂCN Mavin Austfeed Đồng Tháp là một trong nhiều sự kiện trọng điểm của tỉnh Đồng Tháp năm 2018, trong đó có sự kiện Khánh thành Cầu Cao Lãnh. Ngoài Nhà máy TĂCN, tại Đồng Tháp, Tập đoàn Mavin đang đầu tư một Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Giống công nghệ cao tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, để cung cấp các giống heo, gà, vịt chất lượngn cao, phục vụ cho toàn bộ khu vực phía Nam. Tập đoàn cũng có kế hoạch để xây dựng Nhà máy chế biến thực phẩm chất lượng châu Âu, để phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Tổng vốn đầu tư cho toàn bộ các dự án của Tập đoàn tại tỉnh Đồng Tháp lên tới 1.600 tỷ đồng.
PV
Tập đoàn Mavin là một Liên doanh giữa Australia và Việt Nam, đã có 15 năm hoạt động tại Việt Nam. Tập đoàn Mavin là doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam, sở hữu trọn vẹn chuỗi giá trị “Từ Nông trại tới Bàn ăn” và là công ty duy nhất Việt Nam khép kín hoạt động trong các lĩnh vực: thức ăn chăn nuôi, con giống vàhoạt động chăn nuôi, dược thú y, thực phẩm. Trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, Mavin là 1 trong 10 công ty lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Với các dự án chăn nuôi của Tập đoàn Mavin tại tỉnh Đồng Tháp, người nông dân miền Nam sẽ được tiếp cận đầy đủ các hỗ trợ kỹ thuật trong một liên kết chặt chẽ và hoàn chỉnh gồm: con giống – thức ăn chăn nuôi – thuốc thú y – thực phẩm chế biến. Đó cũng là sựkhẳng định cam kết của Tập đoàn Mavin sẽ luôn đồng hành bền vững cùng nhà chăn nuôi trên toàn quốc.
- nhà máy TĂCN li>
- Khánh thành nhà máy li>
- Đồng Tháp li>
- tacn li>
- Tập đoàn Mavin li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất