Hiện tượng gia súc sa ruột (hernia), có 2 dạng: sa ruột cuống rốn và sa ruột bẹn. Nếu bọc ruột sa quá lớn thì phải can thiệp để bằng mọi cách đưa ruột vào vị trí xoang bụng. Hiện tượng sa ruột có ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hoá của gia súc, làm gia súc chậm lớn.
Hiện nay, ngoài phương pháp giải phẫu dùng dao mổ rạch lớp da bao hernia bên ngoài, đẩy ruột vào trong, rồi sau đó khâu kín lại, còn có phương pháp can thiệp nhưng không gây chảy máu, đơn giản hơn, nhanh hơn và tiết kiệm hơn và có thể không dùng kháng sinh, vì ít có nguy cơ bị nhiễm trùng.
Trình tự tiến hành can thiệp lợn bị hernia bằng phương pháp không chảy máu như sau:
Cho lợn nhịn đói 6-12 giờ trước khi phẫu thuật. Nên can thiệp khi lợn còn nhỏ (2-3 tháng tuổi).
Dụng cụ: 1 kim khâu, 1 kẹp cầm kim, chỉ may, kéo, cồn sát trùng, ống chích, thuốc Novocain.
Đặt lợn nằm ngửa, giữ chặt cho lợn không giãy. Dùng thuốc tê Novocain phong bế xung quanh lỗ hernia. Dùng tay nắn nhẹ đưa những chất trong bao hernia trở vào xoang bụng. Dùng 2 ngón của tay trái đặt vào lỗ hernia không cho ruột trở ra ngoài bao hernia. Sau đó, dùng kim cong đâm qua da và xuyên thủng bao hernia ngay phần cổ bao. Đầu ngón tay trái đặt ở lỗ hernia kết hợp điều chỉnh kim khâu sao cho không chạm vào ruột và cách mép ngoài lỗ hernia 0,5cm, đưa mũi kim lên là đã được mũi khâu 1; tiếp tục như vậy với mũi khâu 2, 3… vòng quanh cổ bao hernia, sau khi đã khâu giáp mí, kéo 2 đầu sợi dây chỉ siết chặt lại và buộc nút chết. Như vậy, lỗ hernia được khép kín (nếu lỗ hernia nhỏ chỉ cần 2 mũi khâu).
Sau khi khâu khoảng 3-4 ngày, chỗ khâu có phản ứng viêm nhưng nhẹ và nếu lợn ăn uống bình thường thì không dùng kháng sinh. Đến ngày thứ 5 hernia bắt đầu co lại và ngày thứ 10 có thể cắt chỉ.
Phương pháp này không sử dụng được trong những trường hợp: hernia bẹn, lỗ hernia quá lớn; khi lỗ hernia nhỏ, ruột đã bị viêm dính.
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu khoa học nông vận
- chăn nuôi lợn li>
- giá heo hơi hôm nay li>
- bệnh ở lợn li>
- sa ruột li> ul>
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất