Thưa luật sư, hiện nay tôi thấy nhiều đơn vị sử dụng hóa chất vào việc chế biến thực phẩm, như vậy cực kỳ nguy hiểm cho xã hội.
Vậy trường hợp cơ sở sản xuất thực phẩm sử dụng hóa chất bị cấm thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Bạn đọc Lý Văn Tường (Quận 9, TP.HCM)
Luật sư Nguyễn Thạch Thảo, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Hành vi sử dụng hóa chất cấm trong chế biến thực phẩm rất nguy hại cho xã hội. Điều 7 Nghị định 178/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm quy định phạt tiền từ 70 triệu đến 100 triệu đồng với hành vi sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm.
Bên cạnh đó, điều luật này cũng quy định phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng với hành vi sử dụng hóa chất được phép sử dụng trong hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm nhưng quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng. Tại khoản 3 của điều này cũng quy định phạt tiền từ 20 triệu đến 40 triệu đồng với hành vi sử dụng hóa chất không có trong danh mục được phép sử dụng, hóa chất không rõ nguồn gốc để sản xuất, chế biến thực phẩm.
Phạt tiền bằng 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 3 điều này nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt quy định tại khoản 3 điều này thấp hơn 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm…
Ngoài ra, tùy theo mức độ vi phạm có thể xử lý hình sự theo Điều 317 BLHS 2015 về tội vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.
ĐÀO TRANG ghi
Nguồn: Báo Pháp luật
- Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuẩn hóa 84 thủ tục hành chính lĩnh vực chăn nuôi và thú y
- Việt Nam ký 4 nghị định thư nông nghiệp, 3 thỏa thuận môi trường với Trung Quốc
- Sinh bệnh học của các bệnh do prion trong thú y
- Người tiên phong đưa hươu sao về Kon Tum
- AHDB: Sản lượng thịt lợn của Vương quốc Anh trong quý I/2025 tăng
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 15/04/2025
- Cơ hội chuyển đổi số trong chăn nuôi heo Việt Nam: Từ mô hình truyền thống đến chăn nuôi thông minh
- AVAC: Tiêm vắc xin AVAC ASF LIVE mũi 2 cho 270 con lợn giống
- Nuôi gà đồi sinh học bán theo con giá nửa triệu đồng
Tin mới nhất
T5,17/04/2025
- Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuẩn hóa 84 thủ tục hành chính lĩnh vực chăn nuôi và thú y
- Việt Nam ký 4 nghị định thư nông nghiệp, 3 thỏa thuận môi trường với Trung Quốc
- Sinh bệnh học của các bệnh do prion trong thú y
- Người tiên phong đưa hươu sao về Kon Tum
- AHDB: Sản lượng thịt lợn của Vương quốc Anh trong quý I/2025 tăng
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 15/04/2025
- Cơ hội chuyển đổi số trong chăn nuôi heo Việt Nam: Từ mô hình truyền thống đến chăn nuôi thông minh
- AVAC: Tiêm vắc xin AVAC ASF LIVE mũi 2 cho 270 con lợn giống
- Nuôi gà đồi sinh học bán theo con giá nửa triệu đồng
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
Bình luận mới nhất