Có thể nuôi dế theo hướng công nghiệp được không? - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Có thể nuôi dế theo hướng công nghiệp được không?

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Con dế, tiếng Anh là Cricket, phổ biến ở Việt Nam là loại dế đen, có nơi gọi dế than hoặc dế mèn có tên khoa học là Gryllus bimaculatus, tên thông dụng tiếng Anh là African field cricket. Dế là loài côn trùng có mặt phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở các vùng nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam.

     Có thể nuôi dế theo hướng công nghiệp được không?

    Hình 1. Dế đen (African field cricket)

     

    Ở Việt Nam từ khá lâu nay, người ta đã biết đến việc nuôi dế tập trung để chủ động thu hoạch, nhưng thật ra vẫn chỉ mới ở phạm vi nuôi số lượng ít. Dế mới được dùng làm thức ăn cho chim cảnh hoặc món ăn ở quán, chứ chưa nhiều nơi xem xét đến việc nuôi dế với quy mô lớn, để khai thác thành nguồn cung protein và chất béo giá trị (dinh dưỡng) cao và từ đó, trở thành nguồn thực phẩm hoặc nguyên liệu để sản xuất các loại thực phẩm giá trị dinh dưỡng tốt cho người sử dụng như xu hướng nghiên cứu hiện nay trên thế giới đang quan tâm nhiều đến nguồn thực phẩm từ côn trùng.

     

    Nuôi dế khó hay dễ, nhất là nếu muốn nuôi với quy mô công nghiệp thì cần phải xem xét các vấn đề gì? Bài viết này sẽ giới thiệu quy trình tổng quát của việc nuôi dế để người đọc có thể áp dụng và có thể nhân rộng quy mô nuôi tùy theo điều kiện cụ thể ở các vùng khác nhau.

     

    Con giống

     

    Không giống như trường hợp nuôi một số loài động vật hiếm là phải tìm kiếm con giống khó khăn và đôi lúc các phong trào nuôi được hô hào cũng chỉ nhằm mục đích là bán con giống kiếm lợi, với con dế vì là nguồn có sẵn trong tự nhiên nên người nuôi chỉ cần có được số lượng nuôi cần thiết trong lần đầu, rồi sau khi nuôi 6 – 7 tuần lễ, tùy theo thời tiết và kỹ thuật nuôi, dế đã bắt đầu đẻ và sẽ có được số trứng dế dùng cho việc nuôi dưỡng các lứa sau.

     

    Phương tiện chăn nuôi

     

    Dế được nuôi trong thùng nhỏ với kích thước không bắt buộc. Quy cách gợi ý có thể là dài 1,3 m x rộng 0,9 m x cao 0,6 m. Thùng có thể bằng nhựa, gỗ, hoặc khung kim loại, khung gỗ trải lưới khít (vì dế con rất nhỏ) nhưng phải làm sao để giữ ổn định được nhiệt độ, độ ẩm trong thùng nuôi.

    Có thể nuôi dế theo hướng công nghiệp được không?

    Hình 2. Thùng nuôi dế đặt trong nhà kín, tối   

    Hình 3. Khay đựng trứng dế chờ nở

     

    Các thùng nuôi phải được đặt trong nhà, có mái che, vách kín để tránh mưa tạt, gió lùa. Cần làm vệ sinh kỹ lưỡng trước mỗi đợt nuôi để tránh kiến hoặc vài loài vật khác có thể gây hại cho dế. Lưu ý dế là côn trùng nên cũng rất nhạy với các loại thuốc diệt kiến, ruồi muỗi thông thường. Bên trong thùng nuôi dế cần giữ sao cho nhiệt độ ở mức ấm (trên 30 oC) và độ ẩm cần khá cao (trên 70%). Trong thùng nuôi đặt các vật liệu xốp, mềm tạo các khe hở nhỏ làm chỗ cho dế trú ẩn.

     

    Thức ăn

     

    Dế là loài ăn tạp, nhưng nghiêng về hướng ăn thực vật (cỏ, lá cây); nên khi nuôi tập trung, muốn dế mau lớn thì có thể sử dụng thức ăn công nghiệp của gà thịt cho ăn thường xuyên nhưng phải bổ sung thêm các loại lá cây xanh như rau lang, rau muống, cỏ xanh. Sau khi thu hái cần để cho ráo nước rồi mới để trong thùng cho dế ăn.

     

    Một trở ngại là người nuôi khó ước lượng được số trứng thu hoạch hoặc số dế con nở ra trong mỗi thùng nên cũng không ước lượng được số lượng thức ăn cần cung cấp mỗi ngày. Vì vậy, cần cho dế ăn theo nhiều bữa, với “máng ăn” là các đĩa giấy hoặc khay có thành thấp rồi rải một lớp thức ăn mỏng vào đó. Sau mỗi khoảng 2 giờ quan sát, nếu thấy trong đĩa ăn đã gần hết thức ăn thì cung cấp thêm. Cuối giờ chiều nên cho thức ăn nhiều hơn vì ban đêm dế cũng ăn rất nhiều.

     

    Trong 1-2 tuần đầu từ khi dế nở có thể không cần đặt “máng uống” mà lượng nước có sẵn trong rau xanh là cũng đủ cho dế. Tuy nhiên sau 2 tuần khi dế đã lớn hơn thì cần đặt các khay mỏng chứa giấy xốp hoặc bông gòn đổ nước ở mức độ ướt giấy/bông gòn chứ không thể ngập nước được vì “dế không biết bơi”.

     

    Sự phát triển của dế

     

    Dế lớn rất nhanh (như trong Hình 4 so với Hình 5). Sau 5 tuần nuôi, 100 con dế đạt trọng lượng khoảng 55 gam (1 con dế 05 tuần tuổi nặng 0,55 gam). Lúc này đã có 1 vài con bắt đầu gáy và là lúc có thể thu hoạch rồi, nếu không muốn giữ lại cho sinh sản. Thu hoạch vào lúc này thì đạt mức hệ số chuyển hóa thức ăn khoảng 1,6 – 1,7 kg thức ăn (hỗn hợp) cho 1 kg dế; chưa tính đến lượng thức ăn xanh cung cấp thêm. Bình quân mỗi thùng dế kích thước nêu trên có thể nuôi để thu hoạch được khoảng 5,5 – 7,0 kg dế sau 05 tuần lễ.

     

    Khi dế đã bắt đầu có tiếng gáy là lúc trưởng thành về mặt sinh dục, nên nếu nuôi tiếp thì dế sẽ lớn chậm lại, tiêu tốn thức ăn nhiều hơn mặc dù người ăn dế cảm thấy ngon nhất là khi dế đang mang bụng trứng bên trong (khoảng hơn 6 tuần tuổi).

    Có thể nuôi dế theo hướng công nghiệp được không?

    Hình 4. Dế 1 tuần sau khi nở                     

    Có thể nuôi dế theo hướng công nghiệp được không?

    Hình 5. Dế 4 tuần sau khi nở

    Hình 6: Dế trưởng thành với con trống có đường vân trên cánh đẹp mắt hơn so với con mái

     

    Giá trị dinh dưỡng của dế

     

    Khi thu hoạch sau 05 tuần lễ nuôi, bình quân 3,5 kg dế tươi đem sấy 60 oC sẽ được 01 kg dế khô. Thành phần hóa học của cơ thể dế được nêu trong Bảng 1 dưới đây.

     

    Hai thành phần dưỡng chất chính trong dế tươi hoặc khô là protein và chất béo. Tính riêng trong chất béo (100%) có chứa nhiều một số loại acid béo tốt như acid oleic 28,8 %; acid linoleic 28,4 (cả hai acid này đều thuộc nhóm acid béo omega-3 có giá trị tốt cho sức khỏe người).

     

    Bảng 1. Thành phần hóa học (%) cơ thể dế

     

     Chất khô

    Đạm thô

    Béo thô

    Khoáng

    Ca

    Dế tươi

    28,33

    16,64

    7,58

    1,85

    0,11

    Bột dế khô

    95,40

    58,74

    26,75

    6,53

    0,38

     

    Với thành phần dinh dưỡng cao, rất tốt cho sức khỏe con người nên hoàn toàn có thể sử dụng dế chế biến thành nhiều món ăn cho người. Hiện tại đã có những công ty thu mua nguyên liệu bột dế để chế biến thành bánh, kẹo như sản phẩm trong

    Có thể nuôi dế theo hướng công nghiệp được không?

    Hình 7: Kẹo chocolate chứa bột dế từ công ty The Cricket Hop, Anh quốc

    Có thể nuôi dế theo hướng công nghiệp được không?

    Hình 8. Một số món ăn như dế rang muối, dế chiên nước mắm, dế xào xả ớt, dế xào nấm, dế xào bún gạo được thực hiện ngay tại Bộ môn Dinh Dưỡng, Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh  sau đợt nuôi để minh họa khả năng sử dụng dế trong bữa ăn hàng ngày cho con người

     

    Tóm lại, với các kết quả được trình bày như trên, có thể thấy rằng dế là loài có thể nuôi dễ dàng trong điều kiện khí hậu nóng ẩm ở nước ta. Quy mô nuôi tùy theo điều kiện về vị trí, diện tích và công lao động sẵn có. Với thời gian tăng trưởng ngắn, dễ nuôi, tốn ít thức ăn nên một năm có thể nuôi nhiều đợt và người nuôi có thể chủ động sắp xếp lịch nuôi để thu hoạch xen kẽ, đều đặn trong suốt các tuần của năm, tránh được tình trạng lúc thiếu, lúc dư thừa sản phẩm.

     

    Một khi số lượng dế nuôi đã khá đủ làm nguồn thực phẩm cho người thì lúc đó số lượng dế thu hoạch vẫn có thể dùng làm nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chất lượng cao, sử dụng cho thức ăn con non (lợn con, gà con), hoặc một phần cho việc nuôi chim, cá cảnh hoặc các loại thủy sản giá trị cao như cá giống, tôm.

     

    Nhóm tác giả: Dương Duy Đồng,

    Đặng Cao Nam, Nguyễn Thị Thùy Trang

    Mail: [email protected]

    Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

    8 Comments

    1. Trần văn hùng

      Cần tìm đầu ra cho dế thái 0368551619

    2. Tran van tien

      Minh dang o dong nai ,can tim nguoi thu mua con de thai,0774946704

    3. AN

      0386742826.Cần bán dế thương phẩm

    4. An

      Có ai hợp tác. Chế biến thức ăn công nghiệp. Từ con dê thái không 0386742826

    5. lê văn châu đoan

      cần tìm người thu mua dế thái lâu dài 0379981464

    6. Lê văn Thành

      Muốn được tham quan mô hình nuôi dế để học hỏi , bạn nào cí mô hình tốt xin giới thiệu để mình học tâp

    7. Phạm Đức Minh

      Cần người thu mua dế Thái sdt 0977 577 009

    8. NGUYÊN

      Trang trại dế Cần Thơ. Gặp a thuận ban nhé

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Nguyễn Mạnh
  • Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích! Nếu bạn đang tìm kiếm thêm nguồn cung cấp bột đá, đá hạt, vôi bột và bột dolomite chất lượng cao cho các ngành sản xuất, hãy ghé thăm bột đá đá hạt dolomite vôi bột . Chúng tôi tự hào mang đến sản phẩm với tiêu chuẩn nghiêm ngặt, giá cả cạnh tranh và giao hàng nhanh chóng. Rất hân hạnh được hợp tác cùng bạn!

  • Đỗ Đại Trùng Dương
  • Tôi muốn liên kết.

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.