Đến thôn Lương Xá, xã Lương Điền, huyện Cẩm Giàng hỏi về mô hình chăn nuôi lợn thảo dược của gia đình anh Nguyễn Văn Dân thì không ai là không biết đến bởi anh là người tiên phong chăn nuôi lợn sạch bằng thảo dược ở huyện.
Cho lợn ăn cám trộn thảo dược giúp hạn chế dịch bệnh, chất lượng thịt thơm ngon hơn
Được UBND xã và các tổ chức đoàn thể hỗ trợ, tạo điều kiện, anh Dân được thuê gần 1.000m2 khu đất công đã để hoang nhiều năm và chuyển đổi xây dựng trang trại VAC.
Thời gian đầu, do vốn ít anh vay mượn thêm để đầu tư nuôi 30-40 con lợn, dần dần phát triển, đầu tư gối sóng, mở rộng quy mô chăn nuôi. Anh quy hoạch trang trại theo hướng đa dạng cây trồng, vật nuôi. Anh miệt mài đi khắp các nơi trong và ngoài tỉnh để học hỏi kỹ thuật chăn nuôi và tìm hiểu, tham quan những mô hình, cách làm hay để áp dụng vào mô hình của gia đình. Trời không phụ lòng người, trang trại của gia đình anh ngày càng phát triển. Quy mô chăn nuôi mở rộng dần, số lượng đàn lợn tăng từ 50 đến 100 rồi 400-500 con.
Nhằm giúp đàn lợn tăng chất đề kháng, miễn dịch với các loại dịch bệnh, đảm bảo sản phẩm “thịt lợn sạch” cung cấp đến người tiêu dùng, năm 2016, qua nghiên cứu tài liệu, sách báo, anh bắt đầu đưa thêm thảo dược vào khâu chế biến thức ăn. Thay vì dùng cám công nghiệp, anh Dân trộn cám gạo, cám ngô, cá khô, bỗng rượu với các loại thảo dược như kim ngân, khổ sâm, hoa hồi, quế chi, hoàn ngọc, bột cá tự nhiên… làm thức ăn cho lợn, giúp lợn hạn chế dịch bệnh, thịt thơm ngon, giá bán cao hơn. Anh Dân đầu tư hẳn một chiếc máy chế biến thức ăn chăn nuôi.
Theo anh Dân, khi đưa thêm thảo dược vào thức ăn, thảo dược có tác dụng phòng chống bệnh tật và giải độc, kháng khuẩn cho lợn, đồng thời giải phóng được các kim loại nặng (sắt, đồng, kẽm) và thay cho các loại thuốc kháng sinh đang bán trên thị trường. Bởi theo anh, nếu quá trình tiêu thụ, tồn dư kim loại nặng trong lợn chưa được đào thải hết sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Giá bán thịt lợn sạch của gia đình anh chỉ cao hơn so với thịt lợn ngoài thị trường thường từ 10-15 nghìn đồng/kg. Mỗi con lợn bán ra, trừ hết các chi phí, anh thu lãi khoảng 1,5 – 2 triệu đồng.
Hiện tại, anh Dân đã xây dựng mô hình chăn nuôi lợn khép kín, quy mô diện tích hơn 1.000m2, số lượng ổn định 400-500 con lợn với phương pháp chăn nuôi hữu cơ kết hợp thảo dược. Thị trường cung cấp lợn sạch của gia đình anh chủ yếu ở Hà Nội, Hải Phòng. Mỗi năm, tính riêng tiền bán lợn thịt, gia đình anh cũng có thu nhập từ 700-800 triệu đồng.
Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh trực thuộc Sở NN&PTNT Hải Dương đã 2 lần về kiểm định và kết luận thịt lợn của gia đình anh đạt tiêu chuẩn sạch, kết quả phân tích, kiểm nghiệm thịt lợn đều nằm trong ngưỡng cho phép, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng.
Anh Dân cho biết thêm: “Sắp tới gia đình tôi sẽ mở rộng thêm quy mô chăn nuôi lợn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, sẽ tích cực tuyên truyền cho bà con nông dân ở địa phương nhân rộng mô hình nuôi lợn kết hợp thảo dược nhằm cung cấp sản phẩm nông sản sạch đến tay người tiêu dùng”.
Không giữ bí quyết làm giàu cho riêng mình, anh Dân còn chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều nông dân khác từ cách chọn con giống, phương thức nuôi, cách lựa chọn nguyên liệu làm thức ăn đến phối trộn thức ăn, cách chăm sóc, cách phòng bệnh. Không dừng lại ở đó, anh còn cải tạo ao hồ để đầu tư thả cá và cải tạo vườn tạp thành vườn cây lâu năm, tận dụng thức ăn thừa làm nguồn thức ăn cho cá, xử lý phân chăn nuôi làm nguồn phân bón cho các loại cây ăn quả trên vườn.
Mô hình chăn nuôi rất hiệu quả, lợn được cho ăn bằng thảo dược đã cho sản phẩm thịt an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Nguyễn Thị Mai Lan
Trung tâm Khuyến nông Hải Dương
Nguồn: khuyến nông VN
- Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuẩn hóa 84 thủ tục hành chính lĩnh vực chăn nuôi và thú y
- Việt Nam ký 4 nghị định thư nông nghiệp, 3 thỏa thuận môi trường với Trung Quốc
- Sinh bệnh học của các bệnh do prion trong thú y
- Người tiên phong đưa hươu sao về Kon Tum
- AHDB: Sản lượng thịt lợn của Vương quốc Anh trong quý I/2025 tăng
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 15/04/2025
- Cơ hội chuyển đổi số trong chăn nuôi heo Việt Nam: Từ mô hình truyền thống đến chăn nuôi thông minh
- AVAC: Tiêm vắc xin AVAC ASF LIVE mũi 2 cho 270 con lợn giống
- Nuôi gà đồi sinh học bán theo con giá nửa triệu đồng
Tin mới nhất
T5,17/04/2025
- Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuẩn hóa 84 thủ tục hành chính lĩnh vực chăn nuôi và thú y
- Việt Nam ký 4 nghị định thư nông nghiệp, 3 thỏa thuận môi trường với Trung Quốc
- Sinh bệnh học của các bệnh do prion trong thú y
- Người tiên phong đưa hươu sao về Kon Tum
- AHDB: Sản lượng thịt lợn của Vương quốc Anh trong quý I/2025 tăng
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 15/04/2025
- Cơ hội chuyển đổi số trong chăn nuôi heo Việt Nam: Từ mô hình truyền thống đến chăn nuôi thông minh
- AVAC: Tiêm vắc xin AVAC ASF LIVE mũi 2 cho 270 con lợn giống
- Nuôi gà đồi sinh học bán theo con giá nửa triệu đồng
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
Bình luận mới nhất