Trước nguy cơ dịch tả lợn châu Phi lây lan nhanh ở phạm vi rộng, ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi, sáng 4-3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai các giải pháp cấp bách khống chế dịch.
Cùng dự hội nghị có Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường, lãnh đạo một số bộ, ngành 63 tỉnh, thành trên cả nước.
Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh dịch tả lợn châu Phi hiện rất phức tạp, ban đầu từ 2 tỉnh nhưng đến nay đã có 7 tỉnh.
Thủ tướng đặt vấn đề với ngành nông nghiệp và các địa phương “chống dịch như chống giặc, chúng ta có ngăn chặn dịch được không?”.
Thủ tướng nhắc nhở ở tất cả các đầu cầu, lãnh đạo các tỉnh phải trực tiếp tham dự và chủ trì “chứ không phải một số tỉnh để mấy ông thú y (Chi cục thú y – PV) chủ trì ở các đầu cầu, vì đây là dịch bệnh rất nguy hiểm”.
Thủ tướng phát biểu tại hội nghị trực tuyến triển khai các giải pháp cấp bách khống chế dịch tả lợn châu Phi – Ảnh: CHÍ TUỆ
“Đây không phải đơn thuần là việc của Cục Thú y mà của cả hệ thống chính trị. Chủ tịch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ tướng nếu để dịch bùng phát và lây lan diện rộng” – Thủ tướng nhấn mạnh.
Lãnh đạo UBND TP Hà Nội báo cáo về công tác phòng chống và tình hình dịch bệnh tả lợn châu Phi tại địa phương – Ảnh: CHÍ TUỆ
Thủ tướng đặt ra câu hỏi để hội nghị thảo luận tại sao dịch bùng phát từ 2 tỉnh đến 7 tỉnh. Nguyên nhân thực sự của dịch bệnh là do vận chuyển, tiêu thụ hay do phát tán, tiêu hủy không đảm bảo.
“Có hiện tượng người chăn nuôi che giấu dịch bệnh không. Tại sao có hiện tượng thương lái gia tăng số lượng vận chuyển lợn từ Bắc vào Nam, đây có phải là nguyên nhân để dịch đi sâu vào các tỉnh phía Nam hay không.
Câu hỏi nữa là quy định mức hỗ trợ lợn tiêu hủy và cung cấp trang bị phòng chống dịch đã phù hợp chưa, nếu chưa thì phải có giải pháp kịp thời cho người dân.
Thủ tướng đã nói tại hội nghị giao ban của Chính phủ là đồng ý thanh toán cho người dân 80% giá thị trường.
Về giá hỗ trợ lợn nái, Thủ tướng đồng ý hỗ trợ cao hơn như Hải Phòng đã kiến nghị, hỗ trợ cao 1,5 lần hay cao bao nhiêu thì phải kết luận tại hội nghị này. Thủ tướng ủng hộ những giải pháp kịp thời này” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Báo cáo về tình hình dịch tả heo châu Phi, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết từ ngày 1-2 đến 3-3-2019, dịch xảy ra tại 202 hộ, 64 thôn, 33 xã, 14 huyện của 7 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam và Hải Dương).
Tổng số heo bị mắc bệnh và tiêu hủy là 4.231 con, với tổng trọng lượng tiêu hủy hơn 297 tấn.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Bộ NN&PTNT kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đưa vào Nghị quyết phiên họp thường kỳ của Chính phủ cho phép hỗ trợ 80% giá thị trường đối với heo con, heo thịt và tăng gấp 1,5-1,8 lần đối với heo nái và heo đực giống buộc phải tiêu hủy;
Bỏ điều kiện phải khai báo và có xác nhận của UBND cấp xã khi nuôi vì không khả thi; kinh phí lấy từ quỹ phòng chống thiên tai của địa phương.
Trong quá trình triển khai phải đảm bảo tính công khai, minh bạch và kịp thời hỗ trợ cho người chăn nuôi.
Chí Tuệ
Nguồn: Báo Tuổi Trẻ
- dịch tả heo châu Phi li>
- hồ trợ dịch bệnh li>
- heo bị dịch li>
- thanh toán li>
- bệnh Dịch tả lợn Châu Phi li> ul>
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Roadshow giới thiệu triển lãm Petfair Vietnam 2025
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Thiết lập quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi
- Khối lượng lúa mì nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2024 tăng 34,8%
- Vừa chống nhập lậu, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
Tin mới nhất
T5,19/12/2024
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Lượng ngô nhập khẩu 11 tháng năm 2024 tăng gần 33%
- Nuôi lợn đen bản địa ở Nà Mu
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 17/12/2024
- Tăng cường giám sát dịch bệnh động vật, mở rộng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh
- Toàn Thắng Corp: Mãnh liệt tinh thần, khát vọng Việt
- Thiết lập quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi
- Khối lượng lúa mì nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2024 tăng 34,8%
- Vừa chống nhập lậu, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất