Ngày 28/05/2019, tại trụ sở UBND tỉnh Đắk Lắk (TP Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk), diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh Đắk Lắk, với Tập đoàn De Heus (Hà Lan) và Tập đoàn Hùng Nhơn.
Bản ghi nhớ là khung hợp tác giữa UBND tỉnh Đắk Lắk và Hùng Nhơn – De Heus trong việc nghiên cứu, khảo sát, thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật để tiến hành đầu tư xây dựng dự án “Tổ hợp khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Đắk Lắk” trên địa bàn tỉnh này.
Tại Hà Lan, ông Koen de Heus, CEO Tập đoàn De Heus (trái) và ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT Hùng Nhơn Group (phải) cùng ký văn bản hợp tác về phát triển chăn nuôi tại Việt Nam trước sự chứng kiến của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
Cũng tại địa điểm và thời gian này đồng diễn ra Lễ ký kết Chương trình phối hợp thực hiện phát triển phân bón hữu cơ giữa Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN- PTNT) và Tập đoàn Hùng Nhơn. Chứng kiến lễ ký kết có ông Vũ Văn Tám, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT; ông Êban Y Phu, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk; ông Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch UBND và các Sở, ban, ngành; ông Willem Schoustra, Tham tán nông nghiệp Đại sứ quán Hà Lan; ông Gabor Fluit, TGĐ Tập đoàn De Heus khu vực Châu Á; ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Tập đoàn Hùng Nhơn…
Đây là một tổ hợp SX các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao theo chuỗi khép kín bao gồm: Chọn lọc, SX heo giống – gà giống; NM giết mổ heo tự động; SX thức ăn chăn nuôi theo hướng hữu cơ; SX phân bón hữu cơ và thương mại các sản phẩm chăn nuôi có chất lượng hàng đầu Việt Nam, hướng tới XK ra khu vực Đông Nam Á.
Tổ hợp có quy mô sử dụng khoảng 200ha đất, trong đó khu trang trại chăn nuôi heo giống cụ kỵ được chọn lọc và NK trực tiếp từ Hà Lan khoảng 80ha; khu trang trại chăn nuôi gà giống khoảng 30ha; NM giết mổ heo thịt và SX phân bón hữu cơ khoảng 15ha; khu điều hành và dịch vụ hỗ trợ khoảng 20ha; khu canh tác theo hướng hữu cơ và đất cây xanh khoảng 30ha và đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật khoảng 25ha. Tổng vốn đầu tư dự kiến 66 triệu USD (tương đương 1.500 tỷ VND), thực hiện từ quý III/2019 đến quý IV/2025.
Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Hùng Nhơn Vũ Mạnh Hùng và TGĐ Tập đoàn De Heus châu Á Gabor Fluit ký kết biên bản ghi nhớ
Trong bối cảnh dịch bệnh heo đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh dịch tả heo Châu Phi (ASF) đã gây ra thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi, đồng thời tại Việt Nam cũng đang thiếu hụt nghiêm trọng những nguồn cung cấp giống heo có di truyền khỏe, sạch bệnh, năng suất sinh sản cao và chất lượng tốt.
Nhận thấy vấn đề cấp thiết cần phải xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cũng như đáp ứng nhu cầu về giống di truyền khỏe và sạch bệnh luôn tăng cao sau mỗi đợt dịch bệnh để phục vụ việc tái đàn, Tập đoàn De Heus và Tập đoàn Hùng Nhơn đã hợp tác thành lập Công ty Liên doanh phát triển heo giống cao sản DHN Đắk Lắk nằm trong Tổ hợp khu Nông nghiệp công nghệ cao để cung cấp cho thị trường những dòng heo có gen di truyền tốt, khỏe góp phần nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh và chất lượng đầu ra cho người chăn nuôi, phù hợp với xu hướng chăn nuôi tập trung công nghiệp giá trị cao.
Đắk Lắk là địa phương sở hữu các lợi thế về khí hậu và giao thương, dự án trang trại heo giống cao sản Đắk Lắk có công suất chăn nuôi 2.400 con heo cụ kỵ và ông bà được chọn lựa kỹ càng để đảm bảo nguồn gen tốt. Sau khi dự án đi vào hoạt động, hàng năm sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 24.000 con heo bố mẹ và heo hậu bị.
Lần đầu tại Việt Nam, toàn bộ quá trình chăn nuôi và sinh sản được kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ các tiêu chuẩn về nguồn thức ăn, tiêm phòng, thao tác kĩ thuật, vận hành và giám sát theo công nghệ 4.0 xuyên suốt trong quá trình chăn nuôi, giúp kiểm soát tốt chất lượng, tối ưu hóa hiệu suất chăn nuôi, giảm giá thành sản phẩm và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Tổ hợp khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Đắk Lắk.
Đặc biệt dự án được đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời, góp phần tiết kiệm chi phí SX, bảo vệ môi trường. Điều này thể hiện sự cam kết cho các giá trị trong chuỗi cung ứng sản phẩm sạch, bền vững cho khách hàng của De Heus từ thức ăn chăn nuôi cho đến con giống chất lượng cao.
Dự án sau khi hoàn thành sẽ tạo ra nguồn cung cấp nhanh chóng, tin cậy giống heo chất lượng cao cho khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, những nơi có nhu cầu rất lớn về nguồn heo giống. Trong chiến lược dài hạn, De Heus và Hùng Nhơn cũng hướng tới xây dựng một chuỗi giá trị cùng vùng an toàn dịch bệnh tại Đắk Lắk và vùng phụ cận.
Bên cạnh đó việc hợp tác phát triển dự án Tổ hợp khu Nông nghiệp công nghệ cao tại Đăk Lăk còn tạo ra cơ hội việc làm cho 250 – 300 người dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Lắk, đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn về chăn nuôi giá trị cao, canh tác hữu cơ theo công nghệ hiện đại, đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của tỉnh. Xây dựng mô hình chăn nuôi hiện đại làm mô hình chuẩn cho Khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và các tỉnh, thành phố khác.
HOÀNG MINH
Nguồn: nongnghiep.vn
Tổ hợp dự kiến sẽ:
– Áp dụng công nghệ 4.0 xuyên suốt trong quá trình chăn nuôi, giúp kiểm soát tốt chất lượng chăn nuôi, tối ưu hóa hiệu suất chăn nuôi, giảm giá thành sản phẩm và đạt hiệu quả kinh tế cao;
– Sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời nối lưới, sử dụng 30% điện sạch, giảm phát thải một lượng lớn CO2 so với sử dụng nguồn điện truyền thống;
– Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ, giết mổ heo và SX phân bón hữu cơ đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam và các tổ chức quốc tế chuyên ngành.
- công nghệ cao li>
- de heus li>
- Hùng Nhơn li>
- DHN Đắk Lắk li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất