Triển khai dự án đầu tư 'Tổ hợp khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Đắk Lắk' - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Triển khai dự án đầu tư ‘Tổ hợp khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Đắk Lắk’

    Ngày 28/05/2019, tại trụ sở UBND tỉnh Đắk Lắk (TP Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk), diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ giữa UBND tỉnh Đắk Lắk, với Tập đoàn De Heus (Hà Lan) và Tập đoàn Hùng Nhơn.

     

    Bản ghi nhớ là khung hợp tác giữa UBND tỉnh Đắk Lắk và Hùng Nhơn – De Heus trong việc nghiên cứu, khảo sát, thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật để tiến hành đầu tư xây dựng dự án “Tổ hợp khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Đắk Lắk” trên địa bàn tỉnh này.

    Tại Hà Lan, ông Koen de Heus, CEO Tập đoàn De Heus (trái) và ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT Hùng Nhơn Group (phải) cùng ký văn bản hợp tác về phát triển chăn nuôi tại Việt Nam trước sự chứng kiến của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

     

    Cũng tại địa điểm và thời gian này đồng diễn ra Lễ ký kết Chương trình phối hợp thực hiện phát triển phân bón hữu cơ giữa Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN- PTNT) và Tập đoàn Hùng Nhơn. Chứng kiến lễ ký kết có ông Vũ Văn Tám, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT; ông Êban Y Phu, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk; ông Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch UBND và các Sở, ban, ngành; ông Willem Schoustra, Tham tán nông nghiệp Đại sứ quán Hà Lan; ông Gabor Fluit, TGĐ Tập đoàn De Heus khu vực Châu Á; ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Tập đoàn Hùng Nhơn…

     

    Đây là một tổ hợp SX các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao theo chuỗi khép kín bao gồm: Chọn lọc, SX heo giống – gà giống; NM giết mổ heo tự động; SX thức ăn chăn nuôi theo hướng hữu cơ; SX phân bón hữu cơ và thương mại các sản phẩm chăn nuôi có chất lượng hàng đầu Việt Nam, hướng tới XK ra khu vực Đông Nam Á.

     

    Tổ hợp có quy mô sử dụng khoảng 200ha đất, trong đó khu trang trại chăn nuôi heo giống cụ kỵ được chọn lọc và NK trực tiếp từ Hà Lan khoảng 80ha; khu trang trại chăn nuôi gà giống khoảng 30ha; NM giết mổ heo thịt và SX phân bón hữu cơ khoảng 15ha; khu điều hành và dịch vụ hỗ trợ khoảng 20ha; khu canh tác theo hướng hữu cơ và đất cây xanh khoảng 30ha và đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật khoảng 25ha. Tổng vốn đầu tư dự kiến 66 triệu USD (tương đương 1.500 tỷ VND), thực hiện từ quý III/2019 đến quý IV/2025.

    Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Hùng Nhơn Vũ Mạnh Hùng và TGĐ Tập đoàn De Heus châu Á Gabor Fluit ký kết biên bản ghi nhớ

     

    Trong bối cảnh dịch bệnh heo đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh dịch tả heo Châu Phi (ASF) đã gây ra thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi, đồng thời tại Việt Nam cũng đang thiếu hụt nghiêm trọng những nguồn cung cấp giống heo có di truyền khỏe, sạch bệnh, năng suất sinh sản cao và chất lượng tốt.

     

    Nhận thấy vấn đề cấp thiết cần phải xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cũng như đáp ứng nhu cầu về giống di truyền khỏe và sạch bệnh luôn tăng cao sau mỗi đợt dịch bệnh để phục vụ việc tái đàn, Tập đoàn De Heus và Tập đoàn Hùng Nhơn đã hợp tác thành lập Công ty Liên doanh phát triển heo giống cao sản DHN Đắk Lắk nằm trong Tổ hợp khu Nông nghiệp công nghệ cao để cung cấp cho thị trường những dòng heo có gen di truyền tốt, khỏe góp phần nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh và chất lượng đầu ra cho người chăn nuôi, phù hợp với xu hướng chăn nuôi tập trung công nghiệp giá trị cao.

     

    Đắk Lắk là địa phương sở hữu các lợi thế về khí hậu và giao thương, dự án trang trại heo giống cao sản Đắk Lắk có công suất chăn nuôi 2.400 con heo cụ kỵ và ông bà được chọn lựa kỹ càng để đảm bảo nguồn gen tốt. Sau khi dự án đi vào hoạt động, hàng năm sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 24.000 con heo bố mẹ và heo hậu bị.

     

    Lần đầu tại Việt Nam, toàn bộ quá trình chăn nuôi và sinh sản được kiểm soát chặt chẽ, tuân thủ các tiêu chuẩn về nguồn thức ăn, tiêm phòng, thao tác kĩ thuật, vận hành và giám sát theo công nghệ 4.0 xuyên suốt trong quá trình chăn nuôi, giúp kiểm soát tốt chất lượng, tối ưu hóa hiệu suất chăn nuôi, giảm giá thành sản phẩm và đạt hiệu quả kinh tế cao.

    Tổ hợp khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Đắk Lắk.

     

    Đặc biệt dự án được đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời, góp phần tiết kiệm chi phí SX, bảo vệ môi trường. Điều này thể hiện sự cam kết cho các giá trị trong chuỗi cung ứng sản phẩm sạch, bền vững cho khách hàng của De Heus từ thức ăn chăn nuôi cho đến con giống chất lượng cao.

     

    Dự án sau khi hoàn thành sẽ tạo ra nguồn cung cấp nhanh chóng, tin cậy giống heo chất lượng cao cho khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, những nơi có nhu cầu rất lớn về nguồn heo giống. Trong chiến lược dài hạn, De Heus và Hùng Nhơn cũng hướng tới xây dựng một chuỗi giá trị cùng vùng an toàn dịch bệnh tại Đắk Lắk và vùng phụ cận.

     

    Bên cạnh đó việc hợp tác phát triển dự án Tổ hợp khu Nông nghiệp công nghệ cao tại Đăk Lăk còn tạo ra cơ hội việc làm cho 250 – 300 người dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Lắk, đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn về chăn nuôi giá trị cao, canh tác hữu cơ theo công nghệ hiện đại, đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của tỉnh. Xây dựng mô hình chăn nuôi hiện đại làm mô hình chuẩn cho Khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và các tỉnh, thành phố khác.

     

    HOÀNG MINH

    Nguồn: nongnghiep.vn

    Tổ hợp dự kiến sẽ:

     

    – Áp dụng công nghệ 4.0 xuyên suốt trong quá trình chăn nuôi, giúp kiểm soát tốt chất lượng chăn nuôi, tối ưu hóa hiệu suất chăn nuôi, giảm giá thành sản phẩm và đạt hiệu quả kinh tế cao;

     

    – Sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời nối lưới, sử dụng 30% điện sạch, giảm phát thải một lượng lớn CO2 so với sử dụng nguồn điện truyền thống;

     

    – Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ, giết mổ heo và SX phân bón hữu cơ đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam và các tổ chức quốc tế chuyên ngành.

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.