[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong thời gian vừa qua, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại các địa phương thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều kênh rạch, việc tiêu hủy lợn bệnh bằng phương pháp chôn lấp gặp khó khăn, do đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công văn số 4178/HD-BNN-TY ngày 14/6/2019 về việc hướng dẫn cụ thể biện pháp xử lý, tiêu hủy lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi bằng phương pháp đốt. Cụ thể như sau:
1. Nguyên tắc tiêu hủy
– Phải làm chết động vật bằng điện hoặc phương pháp khác trước khi thực hiện tiêu hủy.
– Địa điểm tiêu hủy phải theo hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; ưu tiên chọn địa điểm tiêu hủy tại khu vực chăn nuôi có động vật mắc bệnh hoặc địa điểm thích hợp gần khu vực có ổ dịch; không chọn địa điểm giáp với cơ sở chăn nuôi lợn tập trung, chưa có lợn mắc bệnh DTLCP.
– Phương tiện, dụng cụ sử dụng để vận chuyển lợn, sản phẩm lợn, chất thải đến địa điểm tiêu hủy phải có sàn kín; phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước và sau khi vận chuyển đến địa điểm tiêu hủy.
– Người tham gia vào quá trình tiêu hủy lợn phải có bảo hộ cá nhân, thực hiện vệ sinh, sát trùng tránh làm lây lan mầm bệnh.
2. Vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đến địa điểm tiêu hủy
– Trường hợp địa điểm tiêu hủy ở ngoài khu vực ổ dịch, xác động vật, sản phẩm động vật phải được cho vào bao, buộc kín bao và tập trung bao chứa vào một chỗ để phun, khử trùng trước khi vận chuyển; trường hợp động vật lớn không vừa bao chứa phải sử dụng tấm nilon hoặc vật liệu chống thấm khác để lót bên trong (đáy và xung quanh) thùng chứa của phương tiện vận chuyển.
– Phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y ngay trước khi vận chuyển và sau khi đưa bao xuống địa điểm tiêu hủy hoặc dời khỏi khu vực tiêu hủy.
Xử lí, tiêu hủy lợn bằng phương pháp đốt (ảnh minh họa)
3. Xử lí, tiêu hủy lợn bằng phương pháp đốt
a, Phương pháp đốt được thực hiện theo các bước sau:
– Đào hố có kích thước phù hợp với số lượng, trọng lượng xác lợn cần đốt (ví dụ: để tiêu hủy 01 tấn xác lợn, cần đào hố có kích thước là sâu 1,5m × rộng 1,0m× dài 1,0mm, tương ứng với 1,5m³).
– Xếp nguyên liệu dùng để đốt (củi, than…) xuống hố trước; sau đó sử dụng các thanh sắt, bê tông để làm giá đỡ trên miệng hố và cho xác lơn lên trên (gồm cả bao chứa và tấm lót), sau đó tưới dầu lên diesel lên trên lợn để đốt. Trường hợp hố bị ngập nước, xếp cả nguyên liệu đốt và xác lợn lên trên các thanh sắt, thanh bê tông, sau đó tưới dầu diesel lên trên lợn để đốt hoặc hoặc bố trí máy bơm để hút hết nước để đảm bảo đốt thành công xác lợn.
Ví dụ về cách tính nguyên liệu để tiêu hủy 01 tấn xác lợn như sau: 50 kg củi khô, 200 than… 10 lít dầu diesel. Tỷ lệ các nguyên vật liệu để đốt có thể điều chỉnh để phù hợp với thực tế.
- Sử dụng vật liệu phù hợp để quây quanh hố chôn trước khi đốt xác lợn.
- Xếp xác lợn lên trên vật liệu đốt theo thứ tự to trước, lợn nhỏ sau (lợn phải được gây chết hẳn trước khi đưa đi đốt).
- Tiến hành đốt xác lợn và chôn tro cốt tại hố chôn với yêu cầu khoảng cách từ bề mặt tro cốt đến mặt đất tối thiểu là 0,5m và phun thuốc sát trùng, rắc vôi bột khu vực hố chôn. Quản lý hố chôn như đối với phương pháp chôn lấp. Thời gian đốt cần đảm bảo xác lợn được cháy hết.
b, Ở các địa phương có điều kiện, có thể sử dụng lò đốt chuyên dụng để xử lý xác lợn.
Trên cơ sở hướng dẫn này, các địa phương hướng dẫn cụ thể việc xử lý, tiêu hủy đàn lợn bằng phương pháp đốt cho phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm không làm lây lan dịch bệnh, giảm ô nhiễm môi trường. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, thông báo về Bộ NN&PTNT để phối hợp xử lý kịp thời.
Mời quý độc giả xem Công văn số 4178/HD-BNN-TY ngày 14/6/2019 TẠI ĐÂY
PV
- bệnh Dịch tả lợn Châu Phi li>
- chống dịch tả lợn châu Phi li>
- tiêu hủy lợn bệnh li>
- biện pháp tiêu hủy li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
Tin mới nhất
T3,26/11/2024
- Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam
- Ngành chăn nuôi những tháng cuối năm: Tự tin vực dậy
- Thúc đẩy chăn nuôi an toàn sinh học
- Nghệ An: Hàng chục con trâu bò bị chết nghi do bệnh ung khí thán
- Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển lợn bệnh
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất