[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, việc bổ sung Selen vào khẩu phần thức ăn có thể giúp gia cầm nâng cao khả năng miễn dịch, nhất là trong giai đoạn đối phó với các dịch bệnh.
Nhóm các nhà khoa học dinh dưỡng động vật từ Canada và Ai Cập đã tiến hành thử nghiệm về việc bổ sung Selen vào khẩu phần của gia cầm, và sau đó, công trình khoa học của họ đã được đăng tải trên tạp chí danh tiếng Veterinary Immunology and Immunopathology.
Các nhà nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi đã đánh giá hiệu quả của việc bổ sung chế độ ăn cho gà bằng chất hữu cơ (Selenium Enriched Yeast: SEY – Nấm men Selen) và vô cơ (Natri Selenite: SS) trên sự phát tán của virus cúm gia cầm và biểu hiện gene kháng virus trong các mô”.
Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng gia cầm được cung cấp khẩu phần với lượng Selen phù hợp có sự suy giảm về phát tán virus so với những con sử dụng khẩu phần bình thường. Bên cạnh đó, những con gia cầm được cho ăn Selen hữu cơ (Nấm men Selen) có tỷ lệ chống phát tán virus cao hơn so với khẩu phần Selen vô cơ (Natri Selenite). Ngoài ra, bổ sung Selen cũng giúp tăng kháng thể trong manh tràng, theo các nhà nghiên cứu.
“Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng bổ sung them Selen vào khẩu phần thức ăn sẽ giúp cho gia cầm nâng cao sức đề kháng với virus, và qua đó hỗ trợ kiểm soát lây lan bệnh dịch trong đàn”- Các nhà khoa học kết luận.
Vì sao cần cung cấp thêm Selen?
Các nhà khoa học trong nhiều năm qua đã khám phá rằng một số vitamin và khoáng chất có tiềm năng cải thiện hiệu suất chăn nuôi và tăng cường đáp ứng miễn dịch đối với các bệnh và kháng nguyên. Trong khi đó, Selenium được coi là có hiệu quả tích cực cho hệ thống miễn dịch.
“Selenium là một vi chất dinh dưỡng quan trọng và được cho ăn ở dạng hữu cơ hoặc vô cơ trong khẩu phần gia cầm, với Selen hữu cơ được biết là có khả năng sinh học hơn” – Các nhà nghiên cứu chia sẻ.
Nghiên cứu trước đây đã liên kết việc bổ sung Selen để cải thiện hiệu suất và phản ứng chống oxy hóa ở gà thịt phải khi đối mặt với stress nhiệt và việc bổ sung chất dinh dưỡng vào chế độ ăn của gà thịt có thể cải thiện sản xuất và tăng tỷ lệ ấp nở ở gà giống.
Các nhà nghiên cứu cho biết, tác dụng tăng cường miễn dịch của selenium chủ yếu là do vai trò như một chất chống oxy hóa hữu hiệu. Về cơ bản, Selenium điều hòa chức năng của glutathione peroxidase (GPx), một loại enzyme có hoạt tính chống oxy hóa giúp trung hòa các oxy phản ứng (ROS), giảm căng thẳng oxy hóa và bảo vệ sự toàn vẹn của các tế bào, bao gồm cả các tế bào của hệ thống miễn dịch.
Việc sử dụng Selen bổ sung cũng có liên quan đến những thay đổi trong phản ứng khi phơi nhiễm trước vi khuẩn và virus.
Bổ sung thêm Selen cũng thể hiện vai trò tích cực trong kháng viêm, trong đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của Selen trong việc giải quyết nhiễm trùng thông qua việc tránh bệnh lý không mong muốn.
Một thách thức lớn mà ngành chăn nuôi gia cầm phải đối mặt là cúm gia cầm. Các phương thưc phòng dịch hiệu quả vẫn chưa được đưa ra. Vắc-xin đã được phát triển cho virus, tuy nhiên, nó vẫn tiếp tục tiến hóa và biến đổi, đồng nghĩa các phương pháp thay thế để giải quyết căn bệnh này là cần thiết.
Các giải pháp có thể cân nhắc bao gồm bổ sung thức ăn với các chất dinh dưỡng có tác dụng kích thích miễn dịch để tăng cường khả năng phòng vệ miễn dịch bẩm sinh chống lại virus cũng như tăng cường các phản ứng miễn dịch bảo vệ do vắc-xin gây ra. Selenium đã được sử dụng cả trong thử nghiệm và thương mại như một phụ gia thức ăn chăn nuôi và đã được chứng minh là cải thiện sức khỏe và hiệu suất của gia cầm, theo các nhà chăn nuôi. Tuy nhiên, khả năng chống của Selen không được nghiên cứu kỹ.
Thử nghiệm Selen
Trong các thử nghiệm đầu tiên, 60 con gà đã nhận được một trong sáu khẩu phần khác nhau, các nhà nghiên cứu cho biết.
Các khẩu phần gồm có: Kiểm soát chặt chẽ, kiểm soát tích cực, liều thấp 0,15mg / kg thức ăn với nguồn Selen hữu cơ ( Nấm men Selen,SEY-L), liều cao 0,30mg / kg với Selen hữu cơ (Nấm men Selen, SEY-H), a Liều thấp 0,15mg / kg với Selen vô cơ (SS-L), và liều cao 0,30mg / kg với selen vô cơ (SS-H).
Sau đó, tất cả những con gà trong thí nghiệm, ngoại trừ nhóm kiểm soát chặt chẽ, đều được cho thử nghiệm tiếp xúc với chủng virus gây bệnh cúm gia cầm thấp H9N2.
Sau thí nghiệm, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng bổ sung Selen dẫn đến giảm sự phát tán của virus và tăng cường sự biểu hiện của gen ISG và IFN. Trong thử nghiệm cho ăn đầu tiên, người ta phát hiện ra rằng các cá thể nhận được chế độ ăn kiêng với selen bổ sung có sự phát tán virus thấp hơn. Cá thể nhận được chế độ ăn SEY-H cũng có các chuẩn độ virus thấp hơn trong các mẫu của nhóm cá thể đối chứng.
Ngoài ra, sự phát tán vi rút ở cổ họng ở gà SEY-H thấp hơn đáng kể ở mức 5 dpi (ngày bị nhiễm bệnh) khi so sánh với những con gà được cho ăn Selen vô cơ.
Bổ sung thức ăn cho gà với dạng hữu cơ của Selen (SEY) có hiệu quả hơn trong việc giảm sự phát tán của virus so với chế độ ăn bổ sung Selen vô cơ (SS). Điều này có thể là do Selen dạng nấm men có khả năng sinh học cao hơn rất nhiều so với Selen dạng vô cơ, và nó cũng có thể có hoạt động kích thích miễn dịch mạnh hơn trong việc tăng cường chức năng của các tế bào hệ thống miễn dịch thông qua việc giảm tình trạng oxy hóa tế bào.
“Kết quả của chúng tôi chứng minh rằng việc bổ sung Selen trong chế độ ăn của gà làm tăng khả năng hoạt động của các gen phản ứng chống virus, có thể dẫn đến việc giảm sự phát tán virus từ những con đã bị nhiễm bệnh.”- Các tác giả đưa ra kết luận.
Hồ Khoa
- chăn nuôi gia cầm li>
- Selenium li>
- Bổ sung Selen li>
- hỗ trợ miễn dịch li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Lợi ích và thách thức của urê cấp thức ăn chăn nuôi
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Rất hay. mình muốn tìm hiểu thêm về con gà thịt và con gà đẻ lồng.