[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sắp tới, từ ngày 20-22/9/2019, tại Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Huế (Số 102 Phùng Hưng, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế), sẽ diễn ra ngày hội định hướng nghề nghiệp Chăn nuôi – Thú y cho tân sinh viên.
Mục đích của Ngày hội đó là tạo cơ hội cho sinh viên mới nhập học có định hướng nghề nghiệp và có lòng yêu với nghề Chăn nuôi, Thú y ngay từ ban đầu; tạo cơ hội giao lưu giữa thầy cô giáo và các thế hệ sinh viên của khoa; tăng hiểu biết, gắn kết giữa các nhà tuyển dụng lao động (các công ty, các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước…) với Trường và Khoa Chăn nuôi Thú y.
Cùng với đó, Ngày hội cũng sẽ tạo cơ hội cho sinh viên các khóa tiếp cận với các doanh nghiệp thông qua các chuỗi hoạt động như tuyển dụng trước khi đi thực tập tốt nghiệp, tuyển chọn đi thực tập tốt nghiệp; tuyển chọn sinh viên làm Đại sứ hay đi thực tế nghề (học kỳ 3)… tại các doanh nghiệp; tạo cơ hội để doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu của mình đến sinh viên, giáo viên, các nhà quản lý…
Lễ ký kết hợp tác giữa Trường Đại học Nông Lâm Huế và Doanh nghiệp trong Ngày hội định hướng và cơ hội việc làm Chăn nuôi Thú y năm 2018 (Nguồn: Trường Đại học Nông Lâm Huế)
Dự kiến, Ngày hội có sự tham gia của 1600 sinh viên, 13 doanh nghiệp và tiến hành trao 70 suất học bổng với tổng giá trị 500 triệu đồng. Công ty GreenFeed Việt Nam là nhà tài trợ Kim cương cho Ngày hội năm nay. Cũng tại Ngày hội định hướng nghề nghiệp tân sinh viên Chăn nuôi Thú y, sẽ có nhiều bài tham luận thiết thực và bổ ích cho sinh viên do các diễn giả đến từ các doanh nghiệp trình bày như:
- Chương trình đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên “Chủ động sáng tạo cuộc đời mình” – ông Nguyễn Duy Đông, Trưởng phòng cấp cao đào tạo Công ty GreenFeed Việt Nam.
- Tập huấn “Định hướng nghề nghiệp và kỹ năng tìm việc” – ông Ngô Văn Đông, Trưởng phòng Tuyển dụng và kết nối, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam.
- Đào tạo kỹ năng mềm “Cách thích nghi tốt nhất khi bạn làm việc tại trang trại chăn nuôi” – Ông Đinh Văn Hiệp, Trưởng bộ phận Nhân sự Công ty CJ VINA Agri.
- CEO talk: Bức tranh ngành chăn nuôi và cách để vượt qua sau khủng hoảng – Ông Nguyễn Phạm Xuân Thảo, Giám đốc sản xuất Công ty CJ VINA Agri.
- Seminar “Giới thiệu công cụ IDAL (dụng cụ tiêm vắc xin không kim) trong chăn nuôi heo” – Bà Lê Thị Thu Hà, Giám đốc ngành heo, Công ty MSD AH Việt Nam
- Seminar: “Ứng dụng Blockchain trong Chuỗi cung ứng thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn” – ông Đặng Ngọc Hoàng, TGĐ Công ty MSD AH Việt Nam.
22:03 - Talk show: “Xu hướng nhân sự hiện nay của ngành thức ăn chăn nuôi và các kỹ năng cần thiết để làm việc cùng các tập đoàn lớn” – Bà Trần Thị Vân, Giám đốc nhân sự Công ty TNHH Cargill Việt Nam.
- CEO talk “Định hướng và cơ hội việc làm sinh viên ngành Chăn nuôi Thú y” – Công ty CJ VINA Agri (Bộ phận sale).
- Hội thảo “Đào tạo nguồn nhân lực ngành Chăn nuôi Thú y: Cơ hội và thách thức trong thời đại 4.0“- Ông Trần Thanh Vân, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP UV.
- Seminar “Smart vaccin” – Ông Dương Nhật, Giám đốc kinh doanh Công ty Hipra.
- Chương trình định hướng “Tôi là ai” – Ông Ngô Văn Đông, Trưởng phòng Tuyển dụng và kết nối, Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam.
- Seminar chuyên đề về thú cưng – Ông Nguyễn Ngọc Trường Sơn, Giám đốc Phòng Khám Đa Khoa Thú Cưng Trường Sơn….
Chương trình chia sẻ kinh nghiệm và cơ hội việc làm trong khuôn khổ Ngày hội định hướng và cơ hội việc làm Chăn nuôi Thú y năm 2018 (Nguồn: Trường Đại học Nông Lâm Huế)
.
TÂM AN
Từ năm 2015 – 2018, khoa Chăn nuôi – Thú y, trường Đại học Nông Lâm Huế đã tổ chức thành công sự kiện “Ngày hội định hướng và cơ hội việc làm ngành Chăn nuôi –Thú y” với sự hiện diện của khoảng 1000 sinh viên đang theo học và 300-500 tân sinh viên nhập học hàng năm. Ngày hội này đã được lãnh đạo Nhà trường, doanh nghiệp và sinh viên đánh giá rất cao về hiệu quả, hỗ trợ công tác hướng nghiệp, đào tạo sinh viên đáp ứng chuẩn đầu ra phù hợp với nhu cầu xã hội
- Chăn nuôi Thú y li>
- Trường Đại học Nông Lâm Huế li>
- định hướng nghề nghiệp li>
- sinh viên li>
- sinh viên Chăn nuôi li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất