Dabaco, Masan Meatlife (công ty con của Masan Group) và CP Vietnam là 3 doanh nghiệp được đánh giá sẽ hưởng lợi từ việc giá thịt lợn đang tăng trở lại sau ảnh hưởng từ dịch tả lợn châu Phi. Trong đó, Dabaco được đánh giá có thể hưởng lợi nhiều nhất.
3 “ông lớn” có thêm cơ hội từ dịch tả lợn
Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ được cho là sẽ chịu tác động nhiều nhất từ sự bùng phát của dịch bệnh do thiếu các biện pháp phòng ngừa và thực hành an toàn sinh học.
Trong khi đó, các doanh nghiệp quy mô lớn, áp dụng các biện pháp phòng ngừa, chưa ghi nhận dịch bệnh được cho rằng sẽ hưởng lợi từ việc giá lợn tăng trở lại.
Theo phân tích của VNDIRECT, Dabaco chịu ảnh hưởng từ biến động giá lợn nhiều nhất trong số các doanh nghiệp niêm yết khi 30% doanh thu 2018 của công ty đến từ phân khúc lợn giống và lợn thịt.
Chưa kể đến phần doanh thu từ thức ăn chăn nuôi cho lợn, với sản lượng cho lợn chiếm trên 50% tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi cả năm.
Tỷ trọng doanh thu của mảng chăn nuôi trong doanh thu thuần các công ty khác như Vilico (VLC) và Hòa Phát (HPG) chỉ ở mức thấp, tương ứng 2,0% và 8,2%.
Với Masan Meatlife, công ty mới chỉ tham gia thị trường chăn nuôi và chế biến thịt kể từ năm 2018, do đó mảng này vẫn chưa đóng góp nhiều vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, phần lớn trang trại của Dabaco nằm ở các tỉnh phía Bắc (Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Tuyên Quang), là khu vực dịch tả lợn bùng phát sớm hơn và hiện tại số lượng các ổ dịch mới đã giảm.
Giá lợn ở miền Bắc đã hồi phục nhanh hơn ở miền Nam về mức tương đương với đầu năm.
VNDIRECT dự báo giá lợn ở miền Bắc vẫn sẽ duy trì ở mức cao cho đến năm 2020 do thiếu hụt nguồn cung, việc hạn chế vận chuyển giữa các tỉnh để ngăn chặn sự mở rộng của dịch bệnh sẽ ổn định giá bán tại từng vùng/địa phương và xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc có thể làm nguồn cung miền Bắc giảm cục bộ.
Trả lời báo chí gần đây, Chủ tịch công ty Dabaco kỳ vọng, giá lợn sẽ tăng trong bốn tháng cuối năm 2019 và kéo dài trong 2020, giúp công ty hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm 2019 là 356 tỷ đồng (tương đương cùng kỳ, trong khi 6 tháng năm 2019 mới chỉ đạt 27,6 tỷ đồng).
Mảng thức ăn cần nhiều thời gian để phục hồi
Trong khi phân khúc chăn nuôi và chế biến thịt có thể nhận thấy tác động ngay lập tức từ đà tăng của giá lợn, mảng thức ăn chăn nuôi sẽ cần thêm thời gian để bắt kịp.
Theo Masan Meatlife, giá lợn cần ổn định trong vòng 6 – 9 tháng mới có tác động đến mảng thức ăn chăn nuôi, do người dân còn cân nhắc việc tái đàn do lo ngại bệnh dịch tái phát trở lại.
VNDIRECT cho rằng Masan Meatlife sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ sự hồi phục của mảng này so với Dabaco. Bởi, thị phần thức ăn chăn nuôi cho lợn của Masan Meatlife cao hơn so với Dabaco (11% so với 5%).
Tổng quan hoạt động kinh doanh của Dabco và Masan Meatlife (Nguồn: VNDIRECT)
Theo số liệu từ Agromonitor, tính đến ngày 15/09, giá lợn hơi ở mức trung bình 45.000 – 50.000 đồng/kg miền Bắc (tăng 60% so với thấp nhất trong tháng 5) và 36.000 – 45.000 đồng/kg ở miền Nam (tăng 42% từ tháng 5).
Nguyên nhân do nguồn cung sụt giảm mạnh với việc 4,5 triệu con lợn (10 – 12% nguồn cung) đã bị tiêu hủy cho tới cuối tháng 8 trong khi người dân vẫn còn do dự về việc tái đàn.
Sản lượng lợn tại Việt Nam cả năm 2019 được dự báo có thể giảm 15 – 19% so với cùng kỳ và giá có thể tiếp tục tăng khi nhu cầu thịt lợn tăng dần về cuối năm.
Theo ước tính của Công ty nghiên cứu thị trường Ipsos Business Consulting, Việt Nam có thể thiếu hụt 500.000 tấn thịt heo (tương đương 20% tổng nhu cầu thị trường) trước Tết Nguyên đán do nguồn cung chưa hồi phục, trong khi nhu cầu tiêu thụ quy mô lớn tăng trở lại (các trường học bắt đầu năm học mới từ tháng 9 và dịp Tết Nguyên đán cuối tháng 1/2020).
HỒNG PHÚC
Nguồn: Báo Đầu Tư
- giá thịt heo tăng li>
- masan li>
- giá thịt heo li>
- Tập đoàn Dabaco li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất