Dù đã ở tuổi 80, ông Vũ Văn Chung, xã Phúc Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã tìm tòi, lập kênh youtube “Ông Chung chuyên ong”.
Hình ảnh trong video chia sẻ về cách nuôi ong của ông Vũ Văn Chung.
Đến nay, kênh của ông không chỉ mang lại nguồn lợi về giá trị kinh tế cho bản thân, mà còn trở thành nguồn tư liệu quý báu cho người dân tìm hiểu kinh nghiệm chăn nuôi ong, phát triển kinh tế.
Nhiều năm liền, ông Chung là một trong những điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương từ nghề nuôi ong, thường xuyên được nhiều người tìm đến học hỏi kinh nghiệm. Với mong muốn được chia sẻ rộng rãi hơn kinh nghiệm về nuôi ong lấy mật, năm 2020, từ một lão nông không có hiểu biết về mạng xã hội, ông Chung đã tìm tòi, học hỏi và dựng kênh “ông Chung chuyên ong” trên youtube.
Ban đầu, những video đầu tay của ông có nội dung còn rời rạc, hình ảnh chưa sắc nét, đăng tải với chất lượng thấp, thời lượng ngắn. Qua thời gian tự làm, tự rút kinh nghiệm và học hỏi thêm, đến nay, kênh của ông Chung đã phát triển nhanh, các video được đầu tư hơn về nội dung, chỉn chu trong kỹ thuật dựng, tần suất ra video đều đặn.
Ông Vũ Văn Chung chia sẻ: “Sau nhiều năm gắn bó với nghề nuôi ong, tôi chứng kiến nhiều người nuôi ong không thành công vì chưa có đủ kinh nghiệm. Vì thế, sau khi tham khảo các video trên mạng, tôi có ý định tự quay và lập kênh để mọi người có chung niềm đam mê về nuôi ong có thêm nguồn tư liệu về việc nuôi ong lấy mật. Ban đầu, tôi chỉ dùng một chiếc máy điện thoại thông minh sẵn có quay, tự dựng, sau đó các video được nhiều người chú ý hơn nên tôi đầu tư thêm máy móc như flycam, máy tính, phần mềm để tạo video chỉn chu hơn”.
Nội dung video của ông Chung xoay quanh câu chuyện cách làm trang trại nuôi ong, chăm sóc, chuẩn bị kho mật cho vụ mật mới, cách để làm cho mùa mật thắng lợi… Nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ người xem, mỗi tháng, kênh của ông Chung tăng trung bình trên 2 nghìn lượt theo dõi.
Chỉ sau 4 tháng nghiêm túc xây dựng kênh, ông đã nhận được số tiền đầu tiên do youtube chi trả. Hiện, kênh của ông Chung nhận được lượt tương tác lớn với 11,3 nghìn lượt đăng ký. Các video có hàng nghìn lượt xem, hàng trăm bình luận.
Ông Bùi Hồng Thắng, xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình cho biết, sau khi vô tình lướt thấy kênh youtube của ông Chung chuyên ong, ông Thắng thấy những kiến thức được chia sẻ trên kênh rất bổ ích, dễ hiểu, dễ áp dụng. Từ đó, ông Thắng thường xuyên theo dõi kênh “ông Chung chuyên ong”. Biết ông Chung cùng ở huyện Nho Quan, ông Thắng thường xuyên qua tận nơi để học hỏi thêm kinh nghiệm trực tiếp. Nhờ đó, việc chăn nuôi ong của gia đình ông Thắng đã cho mật chất lượng tốt, năng suất cao.
Ngoài công việc xây dựng video, ông Chung đã có thêm nghề mới là bán hàng online từ các sản phẩm mật ong và các vật tư nuôi ong, đồng thời tận hưởng niềm vui khi được mọi người gắn cho ông biệt danh “ông Chung youtuber”.
Ông Vũ Văn Chung thực hiện các video để chia sẻ lên kênh youtube.
Anh Vũ Văn Thành, con trai ông Chung chia sẻ, ban đầu thấy bố quay, dựng video ở tuổi 80, gia đình chỉ nghĩ ông quay và dựng để lấy niềm vui tuổi già. Nhưng qua thời gian, kênh youtube “Ông Chung chuyên ong” được nhiều người yêu thích, gia đình tôi thấy rất vui, tạo mọi điều kiện để ông được thỏa niềm đam mê. Bên cạnh việc có thêm thu nhập, kênh youtube của bố tôi cũng là nơi kết nối, chia sẻ cho những người nuôi ong tạo thêm niềm vui, thu nhập.
Mạng xã hội nở rộ không còn là sân chơi riêng cho giới trẻ, người cao tuổi cũng có cách sáng tạo riêng. Ông Chung là một trong những tấm gương về việc tận dụng một cách hiệu quả mạng xã hội nhằm mang lại cho cuộc sống những trải nghiệm có giá trị và tích cực, mang lại niềm vui cho nhiều người.
Bài và ảnh: Hải Yến (TTXVN)
- nội dung số li> ul>
- AHDB: Sản lượng thịt bò và thịt cừu của Vương quốc Anh trong quý I/2025 giảm
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi vịt
- Phú Yên: Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học
- TPHCM nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch thịt heo
- An toàn sinh học: Hướng đi bền vững và hiệu quả cho ngành chăn nuôi Tây Nguyên
- Hiệu quả và tiềm năng ứng dụng công nghệ expander trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Silvafeed® Nutri P: Giải pháp phù hợp để ngăn ngừa và điều trị các bệnh tiêu chảy
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stress nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Nâng cao chất lượng giống bò sữa, bò thịt bằng công nghệ sinh sản tiên tiến từ Hoa Kỳ
Tin mới nhất
T2,28/04/2025
- AHDB: Sản lượng thịt bò và thịt cừu của Vương quốc Anh trong quý I/2025 giảm
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chăn nuôi vịt
- Phú Yên: Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học
- TPHCM nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch thịt heo
- An toàn sinh học: Hướng đi bền vững và hiệu quả cho ngành chăn nuôi Tây Nguyên
- Hanvet: Hiệu quả sử dụng SUPER ZYM bổ sung thức ăn cho lợn giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm phát thải trong chăn nuôi
- Hiệu quả và tiềm năng ứng dụng công nghệ expander trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
- Premier Tech: Tối ưu hóa việc quản lý TĂCN với Cân Phễu Premier Tech: Giải pháp cân định lượng chính xác cho ngành chăn nuôi Việt Nam
- AChaupharm: Stress nhiệt – Nỗi lo khi chuyển mùa
- Ngành chăn nuôi đối diện với cơn bão thuế: Thời cơ xen lẫn thách thức!
- Lumigard Most: Giải pháp sức khỏe đường ruột cho động vật dạ dày đơn
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
Bình luận mới nhất