Vào những năm 1990, Cobb đã tiến hành thu thập thông tin về các đàn gia cầm giống trên toàn thế giới, và kể từ đó, họ đã quan sát thấy một mô hình rõ ràng về sự cải tiến hiệu suất chăn nuôi. Chọn lọc di truyền chắc chắn là một đóng góp lớn cho sự tiến bộ này. Tuy nhiên, với sự hiểu biết tốt hơn về nhu cầu dinh dưỡng và quản lý cũng đóng vai trò quan trọng không kém.
Bằng cách phân tích kết quả khảo sát trong một năm nhất định, người ta quan sát thấy có sự khác biệt đáng kể về năng suất giữa nhóm gia cầm có hiệu suất cao 25% so sánh với đàn gia cầm có hiệu suất trung bình (Bảng 1). Điều này cũng cho thấy tầm quan trọng của những yếu tố bên ngoài như quản lý và dinh dưỡng trong việc nắm bắt tiềm năng di truyền của gia cầm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ xem xét một số đặc điểm chung của những lứa gà thành công từ giai đoạn hậu bị. Mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có mục tiêu cụ thể riêng, điều cần thiết là phải có phương pháp quản lý và chăm sóc dinh dưỡng phù hợp. Hình 1 thể hiện các giai đoạn tăng trưởng khác nhau của gà trong giai đoạn hậu bị.
Nên chú trọng việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất liên quan đến sự hình thành lông như các axit amin có lưu huỳnh methionine và cysteine, các vitamin và khoáng vi lượng
Đảm bảo sự khởi đầu vững chắc
Mục tiêu của 4 tuần đầu tiên là kích thích tăng trưởng, thúc đẩy sự phát triển của khung xương và khối lượng cơ thể gà con đồng đều. Quá trình vận chuyển từ nhà máy ấp đến trại nuôi là một yếu tố gây stress cho gà con. Do đó, điều cần thiết là chuẩn bị ngôi nhà mới cho gà thật tốt để đảm bảo gà con cảm thấy thoải mái ngay khi được chuyển đến nơi ở mới. Danh sách kiểm tra là một công cụ hữu ích giúp chúng ta: kiểm tra sự đồng nhất của nhiệt độ trong chuồng, nguồn nước chất lượng sẵn có, độ thông thoáng và chất lượng không khí lưu thông, cường độ ánh sáng, mật độ đàn, nguồn thức ăn phong phú và chất lượng…
Thay đổi trong những tuần đầu tiên đặc trưng bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ ở gà con nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của các cơ quan quan trọng, tăng khối lượng mô cơ và mô xương. Tăng trọng cơ thể cao và sự phát triển của khung xương đạt được trong thời điểm này mang đến một cơ hội tuyệt vời để tối ưu hóa độ đồng đều của đàn. Phân loại gà, thiết bị cho ăn được lắp đặt đúng cách (về thiết kế và không gian) và kích cỡ hạt thức ăn đồng đều (nghiền mịn hoặc hạt vỡ), cũng như sự phân bố đồng đều ánh sáng là những việc làm cần thiết để phát triển đàn gà đồng nhất. Trong giai đoạn này, cần áp dụng một chế độ dinh dưỡng giàu năng lượng và giàu protein, axit amin để hỗ trợ cho sự tăng trưởng ở mức độ cao của gà con.
Chuẩn bị cho giai đoạn đẻ trứng thay cho tăng tưởng
Ở giai đoạn gà hậu bị từ 5 – 15 tuần tuổi, mục tiêu chuyển từ tăng trưởng sang kiểm soát trọng lượng cơ thể, xác định kích thước khung xương và duy trì tính đồng đều. Chọn lọc di truyền đã cho kết quả cải tiến liên tục những đặc tính ở gà thịt như tăng trọng cơ thể và khả năng chuyển hoá thức ăn; nhưng sự cải tiến trong việc sử dụng dưỡng chất như thế lại trở thành điều kiện khó khăn nhất đối với gà đẻ trong thời kỳ này, như việc phải giới hạn tiềm năng tăng trưởng để chuẩn bị đẻ trứng thay vì sản xuất thịt. Tăng dần một lượng nhỏ thức ăn hàng tuần là việc làm quan trọng giúp gà đạt được mức tăng trọng chuẩn.
Lượng thức ăn được phân bổ hạn chế trong giai đoạn này là một thách thức đối với các thiết bị cho ăn. Lượng thức ăn phân bổ trong mỗi lần cho ăn đòi hỏi cần có một khoảng thời gian cần thiết cho phép tất cả gà trong đàn nhận được lượng thức đầy đủ và đồng đều như nhau; 30 phút là tổng thời gian cho ăn tối thiểu có thể chấp nhận được.
Chương trình hạn chế thức ăn như 6-1 hoặc 5-2 thường được áp dụng trong giai đoạn này như một giải pháp thay thế để tăng dần lượng thức ăn phân bổ và tăng thời gian tiêu thụ thức ăn. Nếu có bất cứ vấn đề nào về hấp thu dưỡng chất khi áp dụng chương trình cho ăn thay thế, có thể áp dụng lại chương trình cho ăn hàng ngày. Tiến hành sử dụng các thiết bị cho ăn là cách duy nhất để duy trì đúng số lượng gà ở mỗi máng ăn hoặc theo chiều dài của hệ thống cho ăn khi gà lớn hơn, để vật nuôi tiếp cận được với thiết bị cung cấp thức ăn trong suốt 12 tuần. Bảng 2 trình bày những thông số hướng dẫn lắp đặt thiết bị cho ăn phù hợp.
Việc áp dụng những khẩu phần dinh dưỡng có mức năng lượng thấp (ví dụ: 2750 kcal / kg) cho phép gà ăn nhiều hơn mà vẫn duy trì được khối lượng cơ thể gần với tiêu chuẩn đặt ra; bao gồm những loại thực liệu có kích thước lớn như cám mì sẽ giúp khẩu phần đạt được mức năng lượng thấp hơn. Bằng cách giảm năng lượng, lượng thức ăn phân phối bổ sẽ tăng lên, giảm áp lực khi áp dụng các chương trình cho ăn hạn chế. Điều này cũng giúp giảm stress cho gia cầm, giảm các thách thức đường ruột và tạo cơ hội để duy trì độ đồng đều cho toàn đàn.
Mặc dù khẩu phần có mức năng lượng thấp hơn nhưng cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hỗ trợ có các chức năng trao đổi chất. Ví dụ, sự phát triển của lông vũ kích hoạt khi gà bắt đầu thay lông lúc 7 tuần tuổi. Giai đoạn này chúng ta cần chú trọng cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng liên quan đến sự hình thành lông như axit amin có lưu huỳnh methionine và cysteine, vitamin và vi khoáng chất cho vật nuôi. Hành vi mổ lông và gà cắn mổ nhau có thể được quan sát thấy trong khoảng thời gian này như là hậu quả của sự căng thẳng quá mức ở gà. Ngoài mức dinh dưỡng nêu trên, chúng ta cũng cần xem xét đến hàm lượng natri trong khẩu phần.
Một đàn gà giống phát triển tốt sẽ mang đến sự khác biệt cho trại ấp và nhiều điều hơn thế nữa
Giai đoạn quan trọng nhất
Trước khi gà bước vào giai đoạn đẻ trứng, trong tuần lễ từ tuần 16 – 20 chúng ta cần chú trọng vào sự tăng trưởng tăng tốc để chuẩn bị cẩn thận cho gà khi được kích thích ánh sáng. Đây có thể là giai đoạn quan trọng nhất để tạo nên đàn vật nuôi thành công khác biệt. Nếu gà ở giai đoạn này thừa trọng lượng, chúng ta nên giữ gà ở trạng thái này cho đến cuối chu kỳ; bất kỳ nỗ lực để làm giảm trọng lượng cơ thể về cân nặng chuẩn sẽ được tiến hành trong giai đoạn gà sử năng lượng dự trữ. Sự tăng nhanh trọng lượng cơ thể của gà trong giai đoạn này nhằm mục đích xây dựng nguồn dự trữ cơ thể cần để đáp ứng với kích thích ánh sáng. Các tiêu chuẩn của Cobb được thiết lập với mức gia tăng trọng lượng cơ thể trong giai đoạn từ 16 đến 20 tuần tuổi cao hơn 34% – song song đó lượng thức ăn hàng tuần sẽ tăng cao dần để đáp ứng phù hợp với mục tiêu này. Vào lúc 16 tuần tuổi, những gà gần đạt được trọng lượng chuẩn sẽ có cơ hội đạt được trạng thái cơ thể lý tưởng cao hơn; những gà dưới mức tiêu chuẩn sẽ đòi hỏi nhiều dưỡng chất hơn để phục hồi và đạt trọng lượng cần thiết.
Việc áp dụng khẩu phần dinh dưỡng trong giai đoạn trước khi đẻ có mức năng lượng cao hơn so với giai đoạn trước – thường gần mức năng lượng thức ăn được áp dụng trong giai đoạn sản xuất – cùng với lượng thức ăn tăng dần phổ biến ở giai đoạn này sẽ thúc đẩy quá trình dự trữ của cơ thể.
Bảng 3 mô tả ví dụ về thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần dựa trên những yếu tố được đề cập ở trên. Trước gà bước vào giai đoạn làm việc và được kích thích ánh sáng, tiến hành đánh giá hình thể và sự hiện diện của chất béo bao quanh xương chậu là việc làm không chỉ để dự đoán hiệu suất của gà giống trong chuồng đẻ, nhưng quan trọng nhất là cho phép chúng ta phát hiện ra những lỗ hổng trong chương trình nuôi dưỡng, và điều chỉnh hợp lý cho đàn gà đẻ trong tương lai. Mục tiêu mong muốn ở đây là có ít nhất 90% gà đạt được hình thể ở khoảng điểm 3 – 4 và có mỡ bao quanh xương chậu.
Do các chương trình chọn lọc di truyền ngày nay không ngừng cải tiến, những hiểu biết tốt hơn về gia cầm và sự phối hợp khéo léo giữa những tiến trình khác nhau tham gia vào lĩnh vực chăn nuôi gà đẻ sẽ việc làm quan trọng để nắm bắt và phát huy tối đa tiềm năng di truyền của giống vật nuôi.
Biên dịch: Acare VN team (theo PoultryWorld.Net)
Nguồn: Acare VN
- gà giống li>
- giá gà giống li>
- đạt năng suất đỉnh li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất