[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Vừa qua, ngày 27/9/2019, tại Viện Thú y (Hà Nội), Nhóm dự án Nghiên cứu Gia cầm Một sức khỏe tại Việt Nam đã có buổi tiếp đón, làm việc và giới thiệu hoạt động nghiên cứu về cúm gia cầm và kháng kháng sinh tại Việt Nam với Bà Cố vấn trưởng về Thú y của Vương quốc Anh – GS Christine Middlemiss.
Cùng tham gia buổi làm việc có Đại sứ Anh tại Việt Nam – ông Gareth Ward, đại diện Bộ NN&PTNT Việt Nam, Bộ Môi trường, Thực phẩm & Nông thôn của Vương quốc Anh và các đối tác của Dự án Nghiên cứu Gia cầm Một sức khỏe.
Dự án Nghiên cứu Gia cầm Một sức khỏe tại Việt Nam, thuộc khuôn khổ Quỹ Nghiên cứu Thách thức Toàn cầu của Chính phủ Anh (GCRF).
Cố vấn trưởng về Thú y của Vương quốc Anh – GS Christine Middlemiss phát biểu tại buổi làm việc
GS Christine Middlemiss khẳng định: “Ngành Thú y nói riêng và chuyên môn về khoa học của Vương quốc Anh nói chung đang không ngừng vươn ra ngoài biên giới. Tôi rất vui khi được thấy những tác động tích cực từ dự án mà Vương quốc Anh tài trợ, với mục tiêu giải quyết các mối đe dọa toàn cầu như kháng kháng sinh và các bệnh trên động vật, bao gồm cả Cúm gia cầm. Dự án nghiên cứu này, một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thú y, và Vương quốc Anh sẽ không ngừng nỗ lực hỗ trợ và củng cố các hoạt động hợp tác quốc tế như vậy”.
Cũng tại buổi làm việc, GS Vũ Đình Tôn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu liên ngành phát triển nông thôn (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), Trưởng nhóm dự án tại Việt Nam, đã giới thiệu về dự án và các hoạt động nghiên cứu liên quan.
GS Vũ Đình Tôn chia sẻ: “Ở Việt Nam, thịt và trứng gà là nguồn thực phẩm thiết yếu, chăn nuôi gia cầm đóng vai trò ngày càng quan trọng trong cung cấp thực phẩm có nguồn gốc động vật cho xã hội cũng như phát triển kinh tế của các hộ gia đình nông dân.
Tuy nhiên, chăn nuôi gia cầm cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức như vấn đề dịch bệnh đặc biệt công tác kiểm soát sự tái bùng phát của các chủng virus cũ như H5N1, sự xuất hiện của các chủng virus cúm gia cầm mới, và các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Do đó, dự án Nghiên cứu Gia cầm Một sức khỏe đóng vai trò quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng về thịt và trứng gia cầm ở các nước đang phát triển, đồng thời giảm thiểu được rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng trong nước cũng như quốc tế.
“Dự án hiện đang bắt đầu triển khai nghiên cứu chuyên sâu ở bốn quốc gia Bangladesh, Ấn Độ, Sri Lanka và Việt Nam, với mục tiêu đưa ra các khuyến nghị và hỗ trợ xây dựng các chính sách hướng tới phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững”, GS Vũ Đình Tôn nhấn mạnh.
Đoàn cũng đến thăm phòng thí nghiệm của Viện Thú y để tìm hiểu công tác nghiên cứu trên thực tế nhằm đưa ra các giải pháp phòng và điều trị bệnh trên gia súc, gia cầm, cũng như bảo tồn gen.
Theo đó, Quỹ Nghiên cứu Thách thức Toàn cầu (Global Challenge Research Fund – GCRF) là quỹ trị giá 1,5 tỷ bảng của Chính phủ Anh dành riêng cho nghiên cứu tập trung giải quyết các thách thức toàn cầu ảnh hưởng lớn nhất đến các nước đang phát triển.
Cụ thể hơn, GCRF hỗ trợ các nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành dựa trên các thách thức hiện có, nâng cao năng lực nghiên cứu và đổi mới tại các nước đang phát triển, và đáp ứng nhu cầu nghiên cứu khẩn cấp và tại chỗ.
GCRF được quản lý bởi Bộ Doanh nghiệp, Năng lượng và Chiến lược Công nghiệp (BEIS) của Vương quốc Anh, được triển khai bởi Hội đồng Nghiên cứu và Đổi mới sáng tạo Vương quốc Anh (UKRI), Các Viện Hàn lâm, Cơ quan Vũ trụ Anh và các cơ quan tài trợ khác.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi làm việc
TÂM AN
Dự án Trung tâm nghiên cứu Gia cầm Một sức khỏe (GCRF One Health Poultry Research Hub) được công bố vào tháng 1 năm 2019 là một trong 12 dự án nghiên cứu trọng điểm liên ngành thuộc Quỹ Nghiên cứu Thách thức Toàn cầu của Vương quốc Anh (GCRF).
Đây là sáng kiến nghiên cứu trị giá 18,1 triệu bảng nhằm giải quyết nhu cầu ngày càng gia tăng về thịt và trứng gia cầm ở các nước đang phát triển, đồng thời giảm thiểu rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng.
Dự án được thực hiện tại Việt Nam, Bangladesh, Ấn Độ và Sri Lanka. Cơ quản chủ trì là Đại học Thú y Hoàng gia London, phối hợp với Viện Chăn nuôi, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Thú y, Học viên Nông nghiệp, Trung tâm Hợp tác Quốc tế Nghiên cứu Nông nghiệp vì sự Phát triển (CIRAD), và các tổ chức quốc tế khác.
- Cố vấn trưởng li>
- Vương quốc Anh li>
- dự án li>
- nghiên cứu gia cầm li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất