Hiện nay nước ta có nhiều hình thức chăn nuôi lợn như chăn nuôi gia công, trang trại, nông hộ, liên theo hợp tác xã, tổ hợp tác và sản xuất khép kín chăn nuôi, giết mổ, chế biến.
4.1. Chăn nuôi lợn theo hình thức gia công
Chăn nuôi lợn hiện theo hình thức này gồm có chăn nuôi trang trại gia công và chăn nuôi nông hộ gia công.
Chăn nuôi gia công cho các công ty, doanh nghiệp có nguồn vốn FDI như tập đoàn C. P, Japfa Comfeed, CJ, Mavin, Dabaco, Greenfeed, Hòa Phát…. là hình thức người chăn nuôi nhận được vật tư đầu do công ty, doanh nghiệp cung cấp và hỗ trợ về con giống, thức ăn, thuốc thú y, quy trình kỹ thuật về chăm sóc, chuồng trại…. Đặc biệt tạo sự hài hòa về lợi ích cho cả hai phía, trường hợp rủi ro cũng được các bên chia sẻ, cộng đồng trách nhiệm; theo quy định hiện nay của các công ty cho người chăn nuôi gia công thì giá công ty trả cho người chăn nuôi là dao động từ 3.000-3.500 đồng/kg lợn hơi và các công ty này bao tiêu sản phẩm đầu ra cho các trang trại.
4.1.1. Trang trại chăn nuôi gia công
Chăn nuôi theo hình thức trang trại gia công có xu hướng tăng trong những năm gần đây.
Bảng 4. Số lượng trang trại, số đầu con chăn nuôi gia công theo vùng sinh thái
Vùng chăn nuôi |
2016 |
2017 |
2018 |
||||||
Số lượng |
Tỷ lệ % |
Số đầu con (1000 con) |
Số lượng |
Tỷ lệ % |
Số đầu con (1000 con) |
Số lượng |
Tỷ lệ % |
Số đầu con (1000 con) |
|
ĐBSH |
532 |
19,79 |
480,0 |
571 |
19,15 |
506,7 |
555 |
18.44 |
613,4 |
TDMNPB |
181 |
6,73 |
213,7 |
203 |
6,81 |
196,2 |
204 |
6.78 |
275,6 |
BTB&DHMT |
681 |
25,33 |
568,8 |
727 |
24,38 |
665,6 |
741 |
24.62 |
689,5 |
Tây Nguyên |
354 |
13,17 |
334,1 |
394 |
13,21 |
343,3 |
405 |
13.46 |
442,5 |
ĐNB |
855 |
31,81 |
1109,2 |
992 |
33,27 |
2019,6 |
1009 |
33.52 |
2109,5 |
ĐBSCL |
85 |
3,16 |
203,7 |
95 |
3,19 |
239,6 |
96 |
3.19 |
210,9 |
Tổng |
2.688 |
100 |
2.909,5 |
2.982 |
100 |
3.971,0 |
3.010 |
100 |
4.339,8 |
Các trang trại chăn nuôi gia công chủ yếu cho các doanh nghiệp có nguồn vốn FDI (chiếm 70% số trang trại) và khoảng 30% số trang trại là chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp trong nước. Đối với các trang trại chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp có vốn FDI thì các trang trại này được cung cấp con giống, thức ăn, thuốc thú y …. và được áp dụng công nghệ hiện đại vào chăn nuôi ở Việt Nam, đào tạo lao động kỹ thuật và quản lý trang trại tốt.
Năm 2018, khu vực Đông Nam Bộ là vùng có số lượng trang trại chăn nuôi gia công lớn nhất cả nước, với hơn 1 nghìn trang trại, chiếm tỷ lệ 33,5% tổng số trang trại chăn nuôi gia công của cả nước và tổng đàn là 2,1 triệu con; tiếp đến là vùng BTB&DHMT với số lượng trang trại chăn nuôi gia công đứng thứ hai cả nước, có 741 trang trại chiếm tỷ lệ 24,6% với tổng đầu con là 689,5 ngàn con; tiếp theo là vùng ĐBSH, Tây Nguyên, TDMNPB và thấp nhất là khu vực ĐBSCL.
4.1.2. Hộ chăn nuôi gia công
Mô hình hộ chăn nuôi gia công cho các công ty, doanh nghiệp chăn nuôi lớn có xu hướng tăng trong những năm gần đây.
Bảng 5. Số lượng hộ và tổng đầu con trong hộ chăn nuôi gia công của cả nước
2016 |
2017 |
2018 |
|||
Số lượng hộ |
Tổng đàn |
Số lượng hộ |
Tổng đàn |
Số lượng hộ |
Tổng đàn |
208 |
180.018 |
216 |
186.428 |
219 |
192.478 |
4.2. Chăn nuôi theo hình thức trang trại
Chăn nuôi lợn theo hình thức trang trại bao gồm trang trại quy mô nhỏ, quy mô vừa và quy mô lớn.
Bảng 6. Số lượng trang trại chăn nuôi lợn theo vùng sinh thái qua các năm
Vùng chăn nuôi |
2016 |
2017 |
2018 |
|||
Số lượng |
Tỷ lệ % |
Số lượng |
Tỷ lệ % |
Số lượng |
Tỷ lệ % |
|
ĐBSH |
4.115 |
35,1 |
3.434 |
33,8 |
3.164 |
32,4 |
TDMNPB |
1.469 |
12,5 |
1.410 |
13,9 |
1.309 |
13,4 |
BTB&DHMT |
1.284 |
10,9 |
1.198 |
11,8 |
1.173 |
12,0 |
Tây Nguyên |
630 |
5,4 |
620 |
6,1 |
610 |
6,2 |
ĐNB |
2.784 |
23,7 |
2.738 |
26,9 |
2.748 |
28,1 |
ĐBSCL |
1.455 |
12,4 |
767 |
7,5 |
766 |
7,8 |
Tổng |
11.737 |
100 |
10.167 |
100 |
9.770 |
100 |
Năm 2018, tổng số trang trại chăn nuôi lợn tiếp tục giảm (giảm 9,6%) và chỉ còn 9.770 trang trại so với năm 2017 và chiếm tỷ lệ 0,39% tổng cơ sở chăn nuôi lợn và tổng số đầu con là 12,8 triệu con chiếm tỷ lệ 44,8 % tổng đàn của cả nước (Bảng 6).
Sự phân bố trang trại theo các vùng chăn nuôi là không đồng đều. Mật độ trang trại chăn nuôi lợn lớn nhất được tập trung vào vùng ĐBSH và ĐNB, tiếp đến là vùng TDMNPB, ĐBSCL, BTB&DHMT và thấp nhất là vùng Tây Nguyên (Bảng 6).
Năm 2018, số lượng trang trại chăn nuôi lợn của cả nước là 9.770 trang trại, trong đó vùng ĐBSH có vẫn là nơi có số trang trại chăn nuôi lợn lớn nhất cả nước (3.164 trang trại) chiếm tỷ lệ 32,4%; tiếp đến vùng ĐNB có số trang trại đứng thứ hai với 2.748 trang trại chiếm tỷ lệ 28,1%; vùng TDMNPB và ĐBSCL có số trang trại nuôi lợn lần lượt là 1.309 và 1.173 chiếm tỷ lệ 13,4% và 12,0 %; cuối cùng là vùng Tây Nguyên với số trang trại it nhất (610 trang trại) và chiếm tỷ lệ 6,2% tổng trang trại của cả nước (Bảng 6).
4.3. Chăn nuôi theo hình thức nông hộ
Theo TCTK, năm 2012, cả nước có khoảng trên 4 triệu hộ chăn nuôi lợn, tuy nhiên đến năm 2016 số lượng hộ chăn nuôi lợn của cả nước giảm xuống và số lượng cũng giảm dần qua các năm từ năm 2012 (4 triệu hộ) giảm xuống 2,5 triệu hộ năm 2018.
Bảng 7. Số lượng hộ chăn nuôi lợn theo vùng chăn nuôi qua các năm 2016-2018
Vùng chăn nuôi |
2016 |
2017 |
2018 |
|||
Số lượng |
% |
Số lượng |
% |
Số lượng |
% |
|
ĐBSH |
458.920 |
1,8 |
425.695 |
15,5 |
398.097 |
15,9 |
TDMNPB |
1.167.215 |
46,9 |
1.129.509 |
41,2 |
969.876 |
38,8 |
BTB&DHMT |
975.882 |
39,3 |
912.370 |
33,3 |
882.258 |
35,3 |
Tây Nguyên |
54.588 |
2,2 |
59.000 |
2,1 |
56.582 |
2,3 |
ĐNB |
60.271 |
2,4 |
56.123 |
2,0 |
51.173 |
2,0 |
ĐBSCL |
180.676 |
7,3 |
156.275 |
5,7 |
138.933 |
5,6 |
Tổng |
2.897.552 |
100 |
2.738.972 |
100 |
2.496.919 |
100 |
Năm 2018, số hộ chăn nuôi lợn tiếp tục giảm (giảm 3,9%) so với năm 2017 và chiếm tỷ lệ 99,61% của tổng cơ sở chăn nuôi lợn của cả nước với tổng số hộ chăn nuôi lợn là 2,5 triệu hộ với tổng đàn là 13,9 triệu con. Năm 2018, số lượng hộ chăn nuôi ở khu vực TDMNPB là cao nhất (969.876 hộ), tiếp đến là khu vực BTD&DHMT (882.258 hộ), khu vực ĐBSH (398.097 hộ), khu vực ĐNSCL (138.933 hộ), khu vực Tây Nguyên (51.173 hộ), và thấp nhất là khu vực ĐNB (51.173 hộ).
Xu hướng tất yếu của chăn nuôi lợn hiện nay là chuyển từ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ (nông hộ) sang chăn nuôi trang trại và chăn nuôi trang trại kết hợp với liên kết HTX, tổ hợp tác (liên kết ngang), liên kết giữa các khâu và liên kết theo chuỗi khép kín (liên kết dọc) trong đó donh nghiệp là trung tâm. Do đó số lượng hộ chăn nuôi lợn giảm dần theo các năm do quy mô nhỏ không cạnh tranh được về giá thành, chất lượng, an toàn thực phẩm.
4.4. Chuỗi chăn nuôi lợn liên kết theo hợp tác xã, tổ hợp tác
Bảng 8. Số lượng chuỗi liên kết theo HTX, THT và số đầu con theo vùng sinh thái
Vùng chăn nuôi |
2016 |
2017 |
2018 |
||||||
SL |
Tỷ lệ (%) |
Số đầu con (con) |
SL chuỗi |
Tỷ lệ (%) |
Số đầu con (con) |
SL chuỗi |
Tỷ lệ (%) |
Số đầu con (1000 con) |
|
ĐBSH |
51 |
6,8 |
250.082 |
58 |
6,0 |
334.559 |
69 |
6,2 |
355.826 |
TDMNPB |
236 |
31,9 |
159.500 |
242 |
24,9 |
167.742 |
342 |
30,9 |
149.792 |
BTB&DHMT |
282 |
37,8 |
258.070 |
290 |
29,8 |
231.950 |
291 |
26,3 |
200.368 |
Tây Nguyên |
86 |
11,5 |
55.000 |
124 |
12,7 |
46.400 |
134 |
12,1 |
112.000 |
ĐNB |
9 |
1,2 |
31.500 |
151 |
15,5 |
330.654 |
151 |
13,7 |
330.454 |
ĐBSCL |
81 |
10,9 |
27.838 |
108 |
11,1 |
70.104 |
118 |
10,7 |
88.832 |
Tổng |
745 |
100 |
782.590 |
973 |
100 |
1.181.409 |
1.105 |
100 |
1.237.272 |
Năm 2018, vùng TDMNPB và vùng BTB là 2 vùng có số lượng chuỗi liên kết chăn nuôi lợn theo hình thức HTX, THT lớn nhất cả nước với số lượng tương ứng là 342 và 291 chuỗi, tiếp theo là các vùng ĐNB, Tây Nguyên, ĐBSCL và thấp nhất là vùng ĐBSH; tuy nhiên, tổng số đầu con của vùng ĐBSH lại là cao nhất (355.826 con), tiếp đến vùng ĐNB (330.454 con); điều này chứng tỏ rằng tại hai vùng này số lượng hộ chăn nuôi lợn tham gia vào một HTX, THT là nhiều nhất. Tiếp đến là vùng BTB&DHMT (200.368 con), TDMNPB (149.792 con), Tây Nguyên (112.000 con), và thấp nhất là khu vực ĐBSCL (88.832 con).
Xu hướng hiện nay đối với chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng là thực hành chăn nuôi theo chuỗi để đảm bảo tránh rủi ro, an toàn thực phẩm và đảm bảo tiêu thụ được sản phẩm chăn nuôi.
4.5. Chuỗi liên kết sản xuất khép kín chăn nuôi, giết mổ, chế biến
Đây là hình thức liên kết chăn nuôi theo một chuỗi khép kín từ các nguyên liệu đầu vào (thức ăn, con giống, thuốc thú y….) cho đến sản phẩm đầu ra và tiêu thụ sản phẩm (giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm). Hình thức này thường được liên kết giữa các doanh nghiệp, công ty sản xuất chăn nuôi vừa và lớn (liên kết dọc). Chăn nuôi lợn theo hình thức liên kết chuỗi khép kín cũng có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây.
Bảng 9. Số lượng chuỗi liên kết, tổng đầu con và số đầu con/chuỗi
Chỉ tiêu |
2016 |
2017 |
2018 |
SL chuỗi khép kín (chuỗi) |
133 |
168 |
171 |
Tổng đầu con (con) |
156.008 |
866.188 |
988.701 |
Tỷ lệ so tổng đàn cả nước (%) |
0,5 |
2,9 |
3,5 |
Số đầu con trung bình/chuỗi |
1.173 |
5.156 |
5.782 |
Năm 2018, số lượng liên kết chuỗi khép kín trong chăn nuôi lợn của cả nước tiếp tục tăng nhẹ, cả nước hiện có 171 chuỗi (tăng 1,8% so với năm 2017) với tổng đầu con là 988.701 con chiếm tỷ lệ 3,5% tổng đàn lợn của cả nước, trung bình 5.782 con/chuỗi. Số lượng chuỗi liên kết sản xuất lợn khép kín tăng nhẹ qua các năm từ 2016 đến năm 2018, tuy nhiên tổng số đầu con và số đầu con/chuỗi tăng nhanh.
Cục Chăn nuôi
Hiện nay có rất nhiều chuỗi sản xuất có hiệu quả với chăn nuôi An toàn sinh học, giết mổ an toàn thực phẩm của các chuỗi của công ty, doanh nghiệp như Masan, An Hạ, HTX Hoàng Long, Tập đoàn Quế Lâm, Mavin, Vinh Anh,….
- chăn nuôi lợn li>
- hình thức chăn nuôi li> ul>
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Ảnh hưởng của nguồn cung cấp natri không chứa clo
- Đa dạng sản phẩm chế biến từ gà Tiên Yên
- Dinh dưỡng gà thịt bền vững và mẹo xây dựng công thức
- Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở gia cầm thương mại
- Cho ăn chính xác có thể làm giảm lượng khí thải từ các trang trại chăn nuôi lợn
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất