[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Việc tiêm vắc-xin để phòng bệnh do PCV2 trên đàn heo ngày nay đã phổ biến trên toàn thế giới. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trang trại không có được thành công như mong muốn: tình trạng bệnh liên quan đến PCV2 xảy ra trên một số nhóm heo, chủ yếu là các vấn đề tăng trưởng, hô hấp và viêm da. Cũng như nhiều loại vắc-xin khác, thành công của việc tiêm phòng vắc-xin PCV2 phụ thuộc vào một số yếu tố chính: vắc-xin (bản chất kháng nguyên, chất lượng vắc-xin…), quy trình tiêm phòng (thời điểm, số lần tiêm phòng…), áp lực dịch bệnh của PCV2 và các tác nhân đồng nhiễm, bội nhiễm (PRRS, Mycoplasma, Brachyspira…), năng lực quản lý – chăm sóc – nuôi dưỡng…
Kháng nguyên trong vắc-xin
Vắc-xin được sản xuất để sử dụng cho việc tạo miễn dịch trong cơ thể vật chủ nhằm giúp bảo vệ cơ thể chống lại một tác nhân vi sinh vật (virus hoặc vi khuẩn) gây bệnh. Kháng thể được tạo thành trong cơ thể vật chủ khi được kích ứng kháng nguyên sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào loại kháng nguyên được sử dụng trong vắc-xin. Kháng nguyên càng đầy đủ các đặc điểm của tác nhân gây bệnh chừng nào thì sẽ kích ứng hệ miễn dịch của cơ thể tạo được kháng thể càng phù hợp với tác nhân gây bệnh và hiệu quả miễn dịch sẽ càng cao hơn.
Vắc-xin PCV2 toàn virus đã được chứng minh có mức độ đáp ứng và hiệu quả miễn dịch tốt hơn so với các vắc-xin chỉ có một phần kháng nguyên của PCV2 (Changhoon Park et al., 2014; Xiaohui Liu et al., 2018).
Ngoài ra, bản chất kháng nguyên còn phụ thuộc vào kiểu gien của virus. Vắc-xin phòng bệnh PCV2 dựa trên kiểu gien PCV2a được chứng minh là tạo được miễn dịch chéo với các kiểu gien PCV2b và PCV2d, và về cơ bản bảo vệ được đàn heo về mặt lâm sàng do PCV2. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy vắc-xin PCV2 cùng kiểu gien có thể vẫn có hiệu quả miễn dịch tốt hơn so với vắc-xin khác kiểu gien (Xiao C. T. et al., 2012; Seo H. W. et al., 2014).
Thời điểm tiêm vắc-xin và kháng thể mẹ truyền
Heo con sinh từ nái có miễn dịch với PCV2 sẽ nhận được kháng thể mẹ truyền hình thành miễn dịch thụ động ở heo con. Miễn dịch mẹ truyền có thể kéo dài đến 8 – 12 tuần, tuỳ tình trạng miễn dịch của nái và quy trình cho bú sữa đầu. Những heo con có kháng thể mẹ truyền ở mức cao sẽ được bảo vệ chống lại PCV2 về mặt lâm sàng, nhưng không ngăn ngừa hoàn toàn tình trạng nhiễm PCV2. Tuy vẫn có ý kiến trái chiều, nhìn chung các nghiên cứu đều cho rằng mức kháng thể mẹ truyền có thể ảnh hưởng đến hiệu quả tiêm phòng vắc-xin PCV2 ở heo con. Kháng thể mẹ truyền cao sẽ làm giảm đáp ứng miễn dịch ở heo con khi được tiêm phòng.
Nghiên cứu của M. Haake et al., 2013, khi tiêm vắc-xin PCV2 cho heo có kháng thể mẹ truyền theo 2 thời điểm 1 tuần và 3 tuần tuổi đã ghi nhận, heo con được tiêm vắc-xin PCV2 lúc 3 tuần tuổi có tỷ lệ dương tính với PCV2 và lượng PCV2 máu thấp hơn có ý nghĩa so với ở heo con được tiêm phòng lúc 1 tuần tuổi (Hình 1). Trong khi đó, Oliver‑Ferrando et al., 2016, nghiên cứu đáp ứng miễn dịch sau tiêm vắc-xin trên đàn heo nhiễm PCV2 thể cận lâm sàng với heo 3; 6 và 10 tuần tuổi cho thấy, thời điểm thích hợp nhất để tiêm vắc-xin PCV2 cho heo con là lúc 3 và 6 tuần tuổi (Hình 2). Tiêm vắc-xin ở thời điểm sớm hơn 3 tuần tuổi hiếm khi được áp dụng do có thể bị ảnh hưởng của kháng thể mẹ truyền. Tương tự, L. Fraile et al., 2012, đã khẳng định kháng thể mẹ truyền ảnh hưởng đến đáp ứng tạo kháng thể khi tiêm vắc-xin PCV2 với mối tương quan nghịch, có ý nghĩa thống kê với P< 0,0001. Nghĩa là, tại thời điểm tiêm vắc-xin PCV2, nếu hiệu giá kháng thể mẹ truyền càng cao thì đáp ứng tạo kháng thể càng thấp (Hình 3).
Như vậy, để đạt được kết quả tiêm phòng PCV2 tốt, cần lưu ý đến kháng thể mẹ truyền, lứa tuổi bệnh, qua đó xác định thời điểm và quy trình tiêm vắc-xin PCV2 thích hợp cho từng trại. Thông thường, nếu nái đã được tiêm vắc-xin PCV2 và heo con nhận được kháng thể mẹ truyền tốt, chỉ nên tiêm cho heo con từ tuần tuổi thứ 3 – 6 và tiêm 1 lần. Nếu heo con không nhận được kháng thể mẹ truyền đủ, có thể tiêm cho heo con sớm hơn và tiêm 2 lần, thường cách nhau 2 tuần.
Tác nhân cộng nhiễm
Nhiều nghiên cứu ghi nhận sự gia tăng mức độ nghiêm trọng về bệnh lý do PCV2 trong trường hợp có sự cộng nhiễm của một số tác nhân gây bệnh trên heo như: PRRSV, Porcine parvovirus, Mycoplasma hyopneumoniae, Haemophillus parasuis, Salmonella… (Dongjie Chen et al., 2016, Changhoon Park et al., 2014; S. Liu et al., 2017; Opriessnig et al., 2012). Tuy nhiên chỉ có rất ít báo cáo về tác động của tác nhân cộng nhiễm đối với đáp ứng miễn dịch khi tiêm phòng vắc-xin PCV2. Nghiên cứu của A. Sinha et al., 2010 ghi nhận, nhiễm PRRSV trên đàn heo không ảnh hưởng đến hiệu quả tiêm phòng vắc-xin PCV2. Mặt khác, tiêm phòng vắc-xin PCV2 còn giúp kiểm soát lâm sàng do các tác nhân cộng nhiễm gây ra, cải thiện tăng trưởng và tăng năng suất đàn heo, Bảng 1 (Venegas-Vargas et al., 2011). Ngoài ra, các yếu tố quản lý đàn, tiểu khí hậu chuồng nuôi… cũng ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả tiêm phòng vắc-xin PCV2.
Biểu đồ thể hiện tăng trọng trung bình/ ngày (g) ở heo được tiêm vắc-xin và không tiêm vắc-xin PCV2 tại trại heo thương phẩm cộng nhiễm PCV2 + PRRSV + MH (Venegas-Vargas M. C. et al., 2011).
Như vậy, tuy các tác nhân cộng nhiễm sẽ làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh, việc tiêm phòng vắc-xin PCV2 ngược lại sẽ làm giảm tình trạng lâm sàng không chỉ do PCV2 gây ra mà cả những tác nhân khác (PRRS, MH, cúm heo, PED…) và có thể làm tăng tính hiệu quả kinh tế của các trại heo có tình trạng cộng nhiễm PCV2 và các tác nhân khác. Sự thành công của việc tiêm phòng vắc-xin PCV2 phụ thuộc vào nhiều nhóm yếu tố khác nhau, trước hết là các yếu tố liên quan đến vắc-xin, tiếp theo đặc điểm dịch tễ (áp lực PCV2, tác nhân cộng nhiễm), trình độ quản lý đàn và trang trại…
Virbac Việt Nam
Tài liệu tham khảo
- Salvador Oliver‑Ferrando et al., 2016. Vet. Res. 47:121.
- Fraile L. et al., 2012. Vắc-xin, 30 (11):1986-92.
- M. Haake et al. 2013. Veterinary Microbiology.
- Changhoon Park et al., 2014. Clinical and Vắc-xin Immunology, Volume 21(3), p. 399–406.
- Xiaohui Liu et al., 2018. BMC Veterinary Research, 14:137.
- Xiao C. T. et al., 2012. J Virol. 86(22): 12469.
- Seo H. W. et al., 2014. Arch Virol. Nov; 159(11): 3107-11.
- Venegas-Vargas M. C. et al., 2011. J Swine Health Prod. 2011;19(4):233–237.
- A. Sinha et al., 2010. Clinical and vắc-xin immunology, p. 1940–1945.
- virus PCV2 li>
- vắc xin pcv2 li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất