[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Từ đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 đến nay, thế giới mới chứng kiến một dịch bệnh với quy mô lây lan toàn cầu và diễn biến phức tạp như Covid-19. Tuy nhiên, Covid-19 không phải là chủng virusgây chết người duy nhất được cho là lây lan do sự tiếp xúc giữa con người và động vật hoang dã trong những thập kỷ gần đây.
Tiếp xúc giữa con người với động vật hoang dã là nguồn gốc của nhiều loại virus
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm trong vòng 30 năm qua được lây truyền từ động vật sang người. Tiếp xúc giữa con người với ĐVHD là nguồn gốc của nhiều loại virus bao gồm HIV/AIDS, cúm gia cầm, SARS, Ebola, MERS và bây giờ là Covid-19.
Mặc dù Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể để ngăn chặn Covid-19 bùng phát nhưng đại dịch này vẫn gây ra những tổn thất lớn cho mọi mặt của đời sống xã hội. Ngoài những ảnh hưởng đến sức khỏe con người, dịch bệnh xảy ra đã khiến nhiều công ty, nhà máy và dịch vụ đóng cửa, thậm chí một số doanh nghiệp nhỏ đã lâm vào tình trạng phá sản, kéo theo nhiều người bị mất việc và tiêu hao các khoản tiền dự trữ.
Quan trọng hơn, ngay cả khi được kiểm soát, Covid-19 gần như chắc chắn sẽ không phải là dịch bệnh nguy hiểm cuối cùng có khả năng lây lan từ động vật hoang dã nếu chúng ta không quyết tâm thay đổi cách thức ứng xử với thiên nhiên.
Có một câu nói nổi tiếng rằng:“Thật ngu ngốc khi không thay đổi hành động, nhưng lại mong có kết quả khác”.Đại dịch Covid-19 là một hồi chuông cảnh tỉnh đòi hỏi chúng ta phải thay đổi hành vi ứng xử với thiên nhiên và môi trường.
Vậy chúng ta phải làm gì để xử lý Covid-19 và ngăn chặn các đại dịch tương tự xảy ra trong tương lai?
Theo quan điểm của Trung tâm giáo dục thiên nhiên (ENV), các cơ quan quản lý và cơ quan chức năng tại Việt Nam trước hết phải xác định được các khu vực có nguy cơ phát tán mầm bệnh cao để từ đó có các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh. Dưới đây là một số nguồn lây hoặc khu vực có nguy cơphát tán mầm bệnh từ động vật hoang dã rất cao:
- Nhà hàng, quán ăn kinh doanh động vật hoang dã: Các địa điểm kinh doanh như nhà hàng, quán ăn có cung cấp các món ăn từ động vật hoang dã không chỉ đem đến rủi ro cho khách hàng mà còn cho cả những nhân viên tại đây dù họ có hay không trực tiếp tiêu thụ động vật hoang dã. Khu vực bếp – nơi làm thịt và chế biến động vật hoang dã thành các món ăn, khu vực bảo quản thực phẩm và quá trình vận chuyển động vật hoang dã từ nguồn cung đến nơi tiêu thụ – hợp pháp hay bất hợp pháp đều là những khu vực có nguy cơ lây lan dịch bệnh truyền nhiễm từ động vật rất cao.
Nhà hàng, quán ăn kinh doanh động vật hoang dã có nguy cơ nhiễm bệnh động vật rất cao
- Cơ sở nuôi động vật hoang dã: Công tác quản lý các cơ sở nuôi động vật hoang dã vì mục đích thương mại hiện vẫn còn lỏng lẻo. Vì vậy, những cơ sở này rất dễ trở thành nơi ủ bệnh. Đây là mối nguy cơ lây lan dịch bệnh lớn, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Nghiêm trọng hơn, nhiều cơ sở nuôi thương mại động vật hoang dã thường nhập lậu động vật hoang dã có nguồn gốc từ tự nhiên, hợp pháp hóa tại cơ sở rồi đưa đi tiêu thụ trên thị trường. Những động vật hoang dã có nguồn gốc bất hợp pháp này nhiều khả năng là vật chủ, có thể mang mầm bệnh từ tự nhiên và lây lan sang con người, khiến các biện pháp đảm bảo an toàn, sức khỏe cho con người cần thực hiện trong hoạt động nuôi thương mại động vật hoang dã hợp pháp trở nên vô nghĩa.
- Khu vực chợ bán động vật hoang dã: Mặc dù quy mô và số lượng khó có thể so sánh với Trung Quốc, các chợ bán động vật hoang dã , chủ yếu chim, bò sát và một số loài thú nhỏ, vẫn tồn tại ở Việt Nam. Những khu chợ thường xuyên đông đúc người qua lại này rất có thể trở thành nơi khởi nguồn của các ổ dịch do có sự tiếp xúc trực tiếp giữa con người và động vật hoang dã .
Khu vực chợ bán động vật hoang dã
- Động vật hoang dã được nuôi làm cảnh: Nuôi động vật hoang dã làm cảnh hay thú cưng ngày càng phổ biến ở Việt Nam trong những năm gần đây. Việc mua bán và nuôi động vật hoang dã trong nhiều trường hợp không chỉ là bất hợp pháp mà còn gia tăng rủi ro lây lan dịch bệnh từ động vật sang con người. Một cá thể khỉ tưởng chừng như vô hại nhưng hoàn toàn có thể trở thành nguồn lây nhiễm cho một đại dịch nguy hiểm tiếp theo.
Các trang trại nuôi động vật hoang dã tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh.
- Các hiệu thuốc y học cổ truyền và các cơ sở bào chế dược liệu từ động vật hoang dã: Dược liệu được bào chế từ động vật hoang dã vẫn thường được kê đơn cho bệnh nhân. Quá trình bào chế thuốc đông y tiềm ẩn nhiều rủi ro lây lan dịch bệnhcho con người vì có sự tiếp xúc trực tiếp của con người với động vật hoang dã, từ khâu giết mổ động vật hoang dã, thu thập các bộ phận cơ thể đếnbào chế để tạo ra thuốc dược liệu.
Chính vì vậy, ENV đề nghị các cơ quan chức năng quyết tâm tiến hành các biện pháp cần thiết để giảm thiểu và loại bỏ những nguy cơ tại các khu vực trên nhằm chủ động phòng ngừa các mối đe dọa tiềm tàng đến an toàn của con người trong tương tương lai.
Cơ quan có thẩm quyền các cấp cần thực hiện những hành động cụ thể như sau:
Đối với chính quyền cấp trung ương và cấp tỉnh
Chỉ đạo và hướng dẫn tất cả các cơ quan chức năng trực thuộc tích cực xử lý vi phạm về động vật hoang dã ở tất cả các khâu từ săn bắt,vận chuyển động vật hoang dã đến quảng cáo, bán và tiêu thụ động vật hoang dã.
- Hoàn thiện các quy định pháp luật, chính sách có liên quan để hạn chế và giảm thiểu tình trạng buôn bán trái phép động vật hoang dã cũng như quản lý hiệu quả các cơ sở nuôi động vật hoang dã thương mại và phi thương mại, đặc biệt cần kiên quyết xóa bỏ và xử lý tình trạng nhập lậu động vật hoang dã từ tự nhiên và hợp pháp hóa tại các cơ sở đã đăng ký.
- Loại bỏ tận gốc tham nhũng trong hoạt động củađội ngũ các cơ quan nhà nước, đặc biệt các hành vi tham nhũng tạo điều kiện cho tình trạng vận chuyển, chế biến, nhập lậu và buôn bán động vật hoang dã trái phép.
- Phát triển các sáng kiến, chương trình nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật để góp phần kêu gọi cộng đồng không tiêu thụ động vật hoang dã và các sản phẩm từ động vật hoang dã.
Đối với các cơ quan thực thi pháp luật
- Tăng cường thực thi pháp luật, sẵn sàng đóng cửa các cơ sở kinh doanh như nhà hàng, chợ, các hiệu thuốc y dược cổ truyền và các cơ sở khác nếu những cơ sở này buôn bán, phục vụ động vật hoang dã và sản phẩm của chúng trái phép. Hoạt động nuôi nhốt, tàng trữ trái phép động vật hoang dã hay sản phẩm của chúng cũng phải bị xử lý nghiêm theo pháp luật.
- Điều tra, bắt giữ và truy cứu trách nhiệm hình sự những đối tượng chuyên buôn bán ĐVHD lớn và những kẻ cầm đầu các đường dây tội phạm về động vật hoang dã .
- Đóng cửa các cơ sở nuôi thương mại, nhập lậu động vật hoang dã , đồng thời truy cứu trách nhiệm hình sự chủ cơ sở theo quy định của pháp luật.
- Xóa bỏ tham nhũng trong hoạt động của các cơ quan thực thi pháp luật, đặc biệt là tham nhũng liên quan đến việc cấp phép cho các cơ sở nuôi động vật hoang dã cũng như cấp giấy phép vận chuyển và các giấy tờ khácphục vụ cho việc nhập lậu động vật hoang dã .
- Ưu tiên và đẩy mạnh hiệu quả công tácphòng chống tội phạm về động vật hoang dã trên internet.
Đại dịch Covid-19 đã buộc chúng ta phải nghĩ khác, làm khác để có thể giảm thiểu các nguy cơ dịch bệnh trong tương lai, góp phần bảo vệ sức khỏe, an toàn của con người cũng như bảo vệ nền kinh tế. Bằng việc chủ động xác định các khu vực tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh và tiến hành các biện pháp phòng ngừa rủi ro, chúng ta có thể bảo vệ chính mình và cả cộng đồng khỏi các nguồn lây lan đại dịch trong tương lai. Mặc dù vẫn cần phải hoàn thiện và bổ sung quy định pháp luật trong một số lĩnh vực, điều quan trọng nhất hiện nay đối với mỗi cơ quan Nhà nước là làm tròn các nhiệm vụ được giao.
Tâm An
- động vật hoang dã li> ul>
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất