[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Năm 2020, với nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19, Dịch tả lợn Châu Phi, bão, lũ lịch sử tại các tỉnh khu vực miền Trung, biến đổi cực đoan của thời tiết, khí hậu gây ra, nhưng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi ước tăng trưởng 5,5% so với năm 2019.
Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác chỉ đạo điều hành và triển khai kế hoạch năm 2021 của Cục Chăn nuôi, vừa được tổ chức ngày 26/12/2020 tại Hà Nội.
Toàn cảnh hội nghị (ảnh: Hà Ngân)
Đàn lợn đạt 26,17 triệu con, đàn gia cầm 496 triệu con
Theo Cục Chăn nuôi, tổng đàn lợn đạt 26,17 triệu con (tăng khoảng 5%); tổng số bò 5,87 triệu con (tăng 4,2%); tổng số gia cầm khoảng 496 triệu con (tăng 6,2%); tổng số trâu đạt 2,41 triệu con (giảm 2,6%) với cùng kỳ năm 2019.
Sản lượng thịt lợn hơi đạt khoảng 3,46 triệu tấn, tăng 3,9% so với năm 2019.Sản lượng thịt gia cầm hơi các loại đạt trên 1,42 triệu tấn, tăng khoảng 9,2%, sản lượng trứng đạt 14,5 tỷ quả, tăng khoảng 9,5% so với năm 2019. Sản lượng thịt bò hơi đạt khoảng 372,5 ngàn tấn, tăng khoảng 4,8%, so với năm 2019. Gía trị sản xuất chăn nuôi ước cả năm 2020 tăng khoảng 5,5% so với năm 2019.
Thị trường sản phẩm chăn nuôi nhiều biến động
Giá lợn thịt
Từ đầu tháng 4/2020, giá thịt lợn hơi xuất bán tại chuồng có xu hướng tăng, có thời điểm giá thịt lợn hơi tăng cao và cán mốc 100 ngàn đồng/kg, lý do: nguồn cung giảm (đàn lợn nái, lợn con chết và tiêu hủy nhiều trong cao điểm dịch cả nước từ tháng 5-7/2019, những lợn nái không chết, cũng rất hạn chế đưa vào phối giống trong giai đoạn này).
Bộ NN& PTNT đã nhiều lần tổ chức họp, tổ chức đoàn công tác trực tiếp đến làm việc với các doanh nghiệp chăn nuôi lớn để chỉ đạo sản xuất, phòng, chống dịch bệnh, ổn định nguồn cung và giảm giá bán lợn thịt; Bộ đã ban hành văn bản số 3936/BNN-VP ngày 11/6/2020 đồng ý về việc cho nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan vào Việt Nam để nuôi/giết mổ làm thực phẩm kể từ ngày 12/6/2020, đồng thời chỉ đạo các đơn vị có liên quan thuộc Bộ triển khai các biện pháp, hướng dẫn kỹ thuật cụ thể việc kiểm dịch nhập khẩu lợn sống theo các quy định hiện hành.
Bắt đầu từ tháng 9/2020, giá thịt lợn hơi đã có chiều hướng giảm và giảm nhanh trong cuối tháng 10, và tháng 11. Hiện nay, giá thịt lợn hơi bình quân tại khu vực các tỉnh phía Bắc dao động từ 68.000-71.000 đồng/kg, khu vực phía Nam và miền Trung không có sự chênh lệch đáng kể, giá bình quân dao động từ 68.000-70.000 đồng/kg.
Giá thịt gia cầm
Do việc phát triển nhanh đàn gia cầm 2019, đồng thời chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên trong 6 tháng đầu năm 2020 thị trường sản phẩm chăn nuôi gia cầm có thời điểm có phần mất cân đối giữa cung – cầu. Giá gà công nghiêp trắng có thời điểm trong tháng 3-4/2020 chỉ dao động từ 22.000-24.000 đg/kg, đến khoảng tháng 6,7/2020 tăng lên mức 33.000-36.000 đg/kg sau đó theo xu hướng giảm, tại thời điểm cuối năm 2020, giá bình quân cả nước đang giao động 25.000-31.000 đg/kg; trong năm 2020, giá gà thịt lông màu cũng biến động theo thị trường, bình quân dao động trong khoảng 30.000-40.000 đg/kg tùy từng thời điểm ở cả 3 miền; giá vịt siêu thịt bình quân năm 2020 có giá thấp chỉ dao động từ 23.000-28.000 đg/kg ở cả 3 miền.
Trong năm 2020, giá và thị trường sản phẩm gia súc ăn cỏ ổn định và phát triển tốt: Giá bò thịt bình quân dao động quanh mức 75.000-85.000 đg/kg, tại miền Bắc có thời điểm giá đạt trên 85.000 đg/kg; giá sữa bò tươi ổn định từ 12.000-14.000 đg/lít.
Thị trường Yến sào chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19 nên việc tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, giá xuống thấp và nhiều sản phẩm tổ yến bán chôi nổi trên thị trường không được kiểm soát chất lượng, nguồn gốc xuất xứ làm ảnh hưởng đến giá trị của mặt hàng này. Cũng do dịch bệnh Covid-19 mà việc xuất khẩu kén tằm đang ách tắc tại thị trường Ấn Độ làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất trong nước.
Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 20 triệu tấn
Ước tính tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi năm 2020 đạt 20 triệu tấn, tăng 5,6 % so với năm 2019. Trong đó thức ăn cho lợn 9 triệu tấn, chiếm 45% (giảm 4,4% so với năm 2019); thức ăn cho gia cầm 10 triệu tấn, chiếm 50% (tăng 11,9% so với năm 2019); các loại khác khoảng 1 triệu tấn, chiếm 5% (tăng 69,8% so với năm 2019).
Về giá nguyên liệu: So với năm 2019, giá một số nguyên liệu TACN có xu hướng tăng: ngô hạt 5.621 đ/kg (tăng 4,3%), khô dầu đậu tương 10.185 đ/kg (tăng 8,8%), DDGS 6.306 đ/kg (tăng 17,6%), methionine 53.929 đ/kg (tăng 8,0%); giá một số nguyên liệu có xu hướng giảm: cám mì 5.173 đ/kg (giảm 1,2%), bột cá 27.225 đ/kg (giảm 3,7%), cám gạo chiết ly 4.428 đ/kg (giảm 18,9%), sắn lát 5.205 đ/kg (giảm 2,5%), lysine 28.182 đ/kg (giảm 1,7%).
Giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm bình quân năm 2020 tăng nhẹ so với năm 2019, cụ thể: giá thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn từ 60kg trở lên 9.363 đ/kg (tăng 3,1%), thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà thịt lông trắng 9.962 đ/kg (tăng 2,4%), thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà thịt lông màu 9.497 đ/kg (tăng 1,3%).
Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 1,2 tỷ USD
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan trong 11 tháng đầu năm 2020, cả nước nhập khẩu 41,5 ngàn con lợn giống (kim ngạch 24,7 triệu USD), 301,1 ngàn con lợn thịt (kim ngạch 84,6 triệu USD); hơn 3,4 triệu con gia cầm giống (kim ngạch 17,9 triệu USD) và lượng trâu bò sống giết thịt là 517,9 ngàn con (kim ngạch 556 triệu USD). Tổng lượng thịt nhập khẩu các loại (thịt lợn, gà, gia súc, dê, cừu) là trên 321 ngàn tấn (bằng 6% so với tổng sản lượng thịt hơi sản xuất trong nước).
Về nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi: Trong năm 2020, Việt Nam nhập khẩu 19,6 triệu tấn nguyên liệu TACN, giá trị nhập khẩu 5,7 tỷ USD, trong đó: nguyên liệu giàu năng lượng 11,4 triệu tấn, giá trị nhập khẩu 2,3 tỷ USD; nguyên liệu giàu đạm 7,5 triệu tấn, giá trị nhập khẩu 2,55 tỷ USD, thức ăn bổ sung 660,9 nghìn tấn, giá trị nhập khẩu 875,6 triệu USD. So với năm 2019, TACN nhập khẩu năm 2020 giảm 5,7% về khối lượng và giảm 7,8% về giá trị.
Năm 2020 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi ước đạt khoảng 1,2 tỷ USD. Trong đó: Thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh khoảng 28,5 triệu USD; thịt và phụ phẩm gia cầm sau giết mổ khoảng 25,1 triệu USD; trứng gia cầm đã bảo quản hoặc làm chín khoảng 1,4 triệu USD; mật ong tự nhiên khoảng 71,3 triệu USD; cúc xích và các sản phẩm tương tự, phụ phẩm dạng thịt khoảng 0,3 triệu USD; thịt và phụ phẩm dạng thịt đã chế biến khoảng 28,1 triệu USD; thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu khoảng 789 triệu USD.
Đóng góp vào thành tựu của ngành chăn nuôi năm 2020 là việc chỉ đạo, điều hành của Cục Chăn nuôi. Năm 2020, Cục chăn nuôi tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ được Bộ giao, trọng tâm là (i) phối hợp chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh và việc tái đàn, tăng đàn lợn, đáp ứng đủ nguồn cung con giống cho nhu cầu sản xuất, tăng nguồn cung lợn thịt, giảm giá sản phẩm và ổn định thị trường; (ii) triển khai chăn nuôi an toàn sinh học kết hợp với tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; (iii) triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến văn bản hướng dẫn Luật Chăn nuôi; (iv) xây dựng và hoàn thiện Chiến lược Phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045; và (v) Kiện toàn tổ chức nâng cao năng lực quản lý ngành.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kết luận hội nghị (ảnh: Hà Ngân)
Phát biểu kết luận hội nghị Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, các chỉ tiêu tăng trưởng chăn nuôi mà Cục đưa ra là phù hợp lí. Năm 2020 ngành chăn nuôi đã làm được nhiều việc và năm 2021 toàn ngành cần tư duy, hành động khác, quyết liệt hơn, có gia tốc mới để đẩy nhanh tốc độ chăn nuôi. Ngành chăn nuôi vẫn còn dư địa lớn.
Để công tác quản lí, điều hành ngành chăn nuôi tốt hơn, hiệu quả hơn, Thứ trưởng đề nghị Cục Chăn nuôi cần chú trọng đến các công tác như: 1. Đầu tư công sức, trí tuệ để hoàn thiện 5 đề án ưu tiên đi kèm với Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi; 2. Tổ chức các hội nghị chuyên đề ngành lợn, gia cầm, gia súc và thức ăn chăn nuôi để định hình rõ mỗi ngành, tránh tình trạng khủng hoảng thừa như đối với ngành hàng lợn thời gian qua; 3. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu về ngành chăn nuôi; 4. Tập trung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành chăn nuôi mà con giống là số 1; 5. “Xắn tay” vào hỗ trợ các doanh nghiệp và xúc tiến thương mại…
Hà Ngân
Cục Chăn nuôi đặt mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân năm 2021 đạt khoảng 5-6%. Sản lượng thịt các loại đạt khoảng 5,7 triệu tấn, trong đó: thịt lợn đạt khoảng 3,67 triệu tấn (tăng 6,1%), thịt gia cầm đạt khoảng 1,5 triệu tấn (tăng 5,8%), thịt bò đạt khoảng 395 ngàn tấn (tăng 6%). Sản lượng trứng đạt khoảng 15,6 tỷ quả (tăng 7,5%) và sản lượng sữa đạt khoảng 1,21 triệu tấn (tăng 11,5%).
- chăn nuôi gia cầm li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- cục chăn nuôi li>
- chăn nuôi lợn li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất