Một nhóm nhà lập pháp lưỡng đảng ở Hạ viện Mỹ đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Biden tìm cách gỡ bỏ thuế quan của Việt Nam đối với thịt heo nhập khẩu từ Mỹ.
Theo Bloomberg, vào ngày 5/5, 72 hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đã đệ trình một bức thư lên Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai.
Trong thư, 72 nhà lập pháp cho biết các nhà sản xuất thịt heo Mỹ không thể tiếp cận đáng kể thị trường Việt Nam. Thời gian qua, ngành chăn nuôi Việt Nam đã chịu thiệt hại nặng nề trong dịch tả heo châu Phi (ASF) và buộc phải tăng nhập khẩu thịt heo từ nước ngoài.
Tuy nhiên, “các hàng rào thuế quan và phi thuế quan lại khiến thịt heo của Mỹ khó cạnh tranh ở thị trường Việt Nam, ngay cả khi Việt Nam phải tìm kiếm nguồn cung ứng thịt heo chất lượng từ bên ngoài”, các hạ nghị sĩ nhấn mạnh.
“Hệ quả là, đối thủ của chúng ta ở Liên minh châu Âu (EU) và ở các nước tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có thể thuận lợi tận dụng cơ hội to lớn này thông qua các hiệp định thương mại tự do với Việt Nam”, bức thư có đoạn.
Do ảnh hưởng của dịch ASF mà trong hai năm qua, Viêt Nam đã tiêu hủy hơn 2 triệu con heo trong nước và bắt đầu nhập khẩu thịt heo.
Một số sản phẩm thịt heo nhập khẩu bày bán tại Việt Nam. (Ảnh: Như Huỳnh).
Trong bức thư, các hạ nghị sĩ Mỹ cho biết, “vài năm qua đặc biệt khó khăn đối với các công ty sản xuất thịt heo của Mỹ vì các thị trường tiêu thụ lần lượt áp dụng lệnh trừng phạt thương mại với những doanh nghiệp này”. Tình trạng gián đoạn do đại dịch COVID-19 gây ra cũng giáng đòn đau vào ngành chế biến thịt heo tại Mỹ.
Năm ngoái, Việt Nam đã tạm thời giảm thuế nhập khẩu thịt heo đông lạnh từ Mỹ từ 15% xuống 10%. Trong nửa cuối năm 2020, xuất khẩu thịt heo của Mỹ sang Việt Nam tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, các hạ nghị sĩ thông tin thêm. Việc tạm thời hạ thuế nhập khẩu này hết hạn vào cuối năm ngoái.
YÊN KHÊ
VietnamBiz
- Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuẩn hóa 84 thủ tục hành chính lĩnh vực chăn nuôi và thú y
- Việt Nam ký 4 nghị định thư nông nghiệp, 3 thỏa thuận môi trường với Trung Quốc
- Sinh bệnh học của các bệnh do prion trong thú y
- Người tiên phong đưa hươu sao về Kon Tum
- AHDB: Sản lượng thịt lợn của Vương quốc Anh trong quý I/2025 tăng
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 15/04/2025
- Cơ hội chuyển đổi số trong chăn nuôi heo Việt Nam: Từ mô hình truyền thống đến chăn nuôi thông minh
- AVAC: Tiêm vắc xin AVAC ASF LIVE mũi 2 cho 270 con lợn giống
- Nuôi gà đồi sinh học bán theo con giá nửa triệu đồng
Tin mới nhất
T6,18/04/2025
- Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuẩn hóa 84 thủ tục hành chính lĩnh vực chăn nuôi và thú y
- Việt Nam ký 4 nghị định thư nông nghiệp, 3 thỏa thuận môi trường với Trung Quốc
- Sinh bệnh học của các bệnh do prion trong thú y
- Người tiên phong đưa hươu sao về Kon Tum
- AHDB: Sản lượng thịt lợn của Vương quốc Anh trong quý I/2025 tăng
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 15/04/2025
- Cơ hội chuyển đổi số trong chăn nuôi heo Việt Nam: Từ mô hình truyền thống đến chăn nuôi thông minh
- AVAC: Tiêm vắc xin AVAC ASF LIVE mũi 2 cho 270 con lợn giống
- Nuôi gà đồi sinh học bán theo con giá nửa triệu đồng
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
Bình luận mới nhất